Kỉ yếu Hội thảo "Nghiên cứu và giảng dạy KHXH&NV trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số"

Ấn phẩm xuất bản
509 18/07/2024 20:19:12

KỈ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

"NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY KHXH&NV TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ"

Hội thảo “Nghiên cứu và giảng dạy Khoa học Xã hội & Nhân văn trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số” được Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục Việt Mỹ phối hợp với các nhà khoa học trong và ngoài nước tổ chức nhằm tạo diễn đàn để các nhà khoa học, các giảng viên, nghiên cứu viên trong nước và quốc tế trao đổi, chia sẻ các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm về giảng dạy và nghiên cứu chuyên môn thuộc lĩnh vực Khoa học Xã hội & Nhân văn. Nội dung Hội thảo tập trung vào các chủ đề chính:

Chủ đề 1: Những thuận lợi và thách thức đối với việc giảng dạy và nghiên cứu thuộc lĩnh vực Khoa học Xã hội & Nhân văn trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số.

Chủ đề 2: Ứng dụng chuyển đổi số trong giảng dạy và nghiên cứu đối với chuyên ngành/Học phần/Bài giảng cụ thể.

Chủ đề 3: Mối quan hệ giữa Khoa học Xã hội & Nhân văn với Khoa học công nghệ trong công cuộc đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề 4: Giảng dạy và nghiên cứu Khoa học Xã hội & Nhân văn của Việt Nam trong “nhân văn số”, “học thuật số".

Chủ đề 5: Những nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu về Khoa học Xã hội & Nhân văn trong giai đoạn Hội nhập và chuyển đổi số hiện nay.

Đến nay, Ban biên tập Hội thảo đã nhận được bài viết của các tác giả gửi về từ trong nước và quốc tế, tập trung vào các chuyên ngành sau:

- Chuyên ngành ngôn ngữ học với các tác giả PGS. TS. Mai Thị Hảo Yến (Đại học Tân Tạo), TS. Trần Thị Kim Tuyến, Bùi Thị Thu Vân (Đại học Sài Gòn), TS. Trần Thị Lam Thủy (Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục Việt Mỹ), Nguyễn Nhựt Xuân Linh (Đại học Sài Gòn), Trịnh Văn Khoát (Đại học Sài Gòn), TS. Trần Thị Hồng Anh (Đại học Hà Nội), v.v.

     - Chuyên ngành Lịch sử và Xây dựng Đảng có Ths. NCS. Nguyễn Cao Lâm (Trung tâm Chính trị Quận 11 – TP. HCM), Ths. Trần Toàn Trung (Học viện Hành chính Quốc gia), Bùi Thành Đông (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Thái Bình), v.v.

     - Chuyên ngành Văn học có các tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Hồng Phượng, Nguyễn Thị Hồng Sương (Đại học Sài Gòn), Đào Thị Hải Thanh (Viện Văn học - Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam), v.v.

     - Chuyên ngành Văn hóa và Du lịch có các tác giả tiêu biểu: TS. Ngô Hồ Anh Khôi (Đại học Nam Cần Thơ), NCS. Lục Hà Duy Nguyên (Đại học Văn Lang - Birmingham City University, The United Kingdom), NCS. Giang Long Huy (International Australian Academy Co., LTD), Ths. Trần Ngọc Trúc Linh (Young Ambassadors Organization, France), TS. Tạ Duy Linh – TS. Dương Đức Minh (Institute for Economic Development and Tourism Research in Ho Chi Minh City - Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch TP. HCM), TS. Dương Thanh Xuân (Bộ môn Du lịch - Trường Đại học Tây Đô), v.v.

     - Về vấn đề hợp tác và đào tạo du học có các tác giả TS. Lê Vũ Hoàng (International programs and Partnerships Department - California State University Northridge (CSUN), Ths. Hồ Đăng Lộc (Đại học Sài Gòn), v.v.

     Mặc dù mỗi tác giả viết về mỗi vấn đề, mỗi chuyên ngành khác nhau song đều tập trung làm rõ những nội dung liên quan đến vấn đề hội nhập quốc tế và ứng dụng công nghệ thông tin trong bối cảnh chuyển đổi số. Các vấn đề được đề cập trong các bài viết được lựa chọn ở đây đều có giá trị khoa học và thực tiễn, mang tính khả thi cao.

Để Kỷ yếu kịp đến tay các nhà khoa học, Ban tổ chức, Hội đồng Biên soạn đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Nhân đây, tôi xin trân trọng cảm ơn Giám đốc và Nhà xuất bản Thông tin Truyền thông đã nhiệt tình giúp đỡ để Kỷ yếu này được ra mắt bạn đọc; cảm ơn các thành viên Ban Tổ chức và đặc biệt cảm ơn các nhà khoa học đã tham gia Hội đồng Biên tập, giúp chúng tôi thẩm định và chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung các báo cáo.

Mặc dù, chúng tôi đã cố gắng hoàn thiện, song khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định trong Kỷ yếu, rất mong nhận được sự lượng thứ và góp ý của các tác giả, các nhà khoa học.

Mọi góp ý của Quý vị xin gửi về: hoithao.vmied@gmail.com.

Trân trọng!

TẢI TOÀN VĂN TẠI ĐÂY

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU --- 7
ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆU ỨNG MATTHEW TRONG LỚP HỌC NGOẠI NGỮ VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
Trần Thị Hồng Anh --- 10
THE EFFECTS OF NEW MEDIA ON CULTURAL FORMS: DIGITAL CULTURE AND IDENTITY
Luc Ha Duy Nguyen, Giang Long Huy, Ngo Ho Anh Khoi --- 23
TƯƠNG TÁC TRONG TRANH TỤNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỂ DIỆN
Phạm Thị Minh Hải --- 38
CỐT TRUYỆN PHÂN MẢNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA Y BAN
Nguyễn Thị Thu Hằng --- 57
TƯ DUY ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986
Lê Thị Thúy Hằng  --- 69
KỸ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Mỹ Hạnh  --- 91
INTERNATIONAL STUDENTS IN THE UNITED STATES OF AMERICA
Lê Vũ Hoàng --- 110
ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ TRONG CÁC VIDEO NHẠC RAP Ở VIỆT NAM QUA GÓC NHÌN KÝ HIỆU ĐA PHƯƠNG THỨC
Trịnh Văn Khoát --- 118
A FRENCH-BASED EXPERIENCE OF TRANSPORTATION TRENDS TO TOURISM IN INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 DURING AND AFTER THE PANDEMIC
Ngo Ho Anh Khoi, Luc Ha Duy Nguyen, Tran Ngoc Truc Linh --- 140
THE ROLE OF SOCIAL ORGANIZATIONS FOR THE CHINESE IN SOUTHERN VIETNAM DURING THE 1867 -1945 PERIOD AND LESSONS ON NATIONAL TRADITIONAL VALUE EDUCATION IN VIETNAM’S INTERNATIONAL INTEGRATION
Nguyễn Cao Lâm --- 155
LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG XÃ HỘI CỦA TRẺ CÓ BIỂU HIỆN LO ÂU
Mai Hiền Lê, Nguyễn Thục Ân --- 176
BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DƯỚI GÓC NHÌN CỦA CÔNG TÁC THAM VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
Mai Hiền Lê, Trần Văn Toản --- 190
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TINH THẦN CỦA SINH VIÊN
Mai Hiền Lê - Nguyễn Thị Thanh Phương  201
CREATE A COMMUNITY-BASED TOURISM VALUE CHAIN FROM HUE CONICAL HAT-MAKING CRAFT
Ta Duy Linh, Duong Duc Minh --- 214
ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ ĐA PHƯƠNG THỨC ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CÁC VIDEO DẠY TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHO TRẺ EM Ở VIỆT NAM
Nguyễn Nhựt Xuân Linh --- 232
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỢP TÁC GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
Hồ Đăng Lộc --- 245
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY
Đặng Thị Thanh Phúc - Lê Thị Trường Giang --- 258
THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM CỦA VITA
Nguyễn Thị Hồng Phượng --- 276
CẢM HỨNG NỮ QUYỀN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
Nguyễn Thị Hồng Sương --- 288
THE REALITY OF DIGITIZATION AND SOME APPROACHES OF DIGITAL DATA IN RESEARCH OF THE SELF-RELIANCE GROUP’S LITERATURE
Đào Thị Hải Thanh --- 302
VỀ HIỆN TƯỢNG “SỐ HÓA” TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO VIỆT NAM
Trần Thị Lam Thủy --- 314
NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG SỐ CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VÀ CA DAO
Trần Thị Lam Thủy --- 328
NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ HIỆN NAY
Trần Toàn Trung, Bùi Thành Đông --- 338
NGHIÊN CỨU VỀ SỰ THAY ĐỔI VỊ TRÍ TRONG CHUYỂN DỊCH TÍNH TỪ CHỈ CẢM XÚC TRONG TIỂU THUYẾT DAVID COPPERFIELD VÀ BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT CÙNG TÊN
Bùi Thị Thu Vân, Trần Thị Kim Tuyến --- 349
NHỮNG ỨNG DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN DỊCH, DẠY - HỌC TÍNH TỪ CHỈ CẢM XÚC TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT (QUA TÁC PHẨM DAVID COPPERFIELD VÀ BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT CÙNG TÊN)
Bùi Thị Thu Vân, Trần Thị Kim Tuyến --- 363
TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH AN GIANG
Dương Thanh Xuân --- 377
ĐIỂM NHÌN VÀ THOẠI DẪN TRỰC TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
Mai Thị Hảo Yến --- 390
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT MỸ

Quyết định thành lập số 18-51/QĐ/VAYSE-VPNB ngày 12/07/2018 của Trung ương Hội Trí Thức Khoa Học Và Công Nghệ trẻ Việt Nam.

Giấy CNĐKHĐ: A-1953 cấp ngày 31/07/2018 tại Bộ Khoa học và Công nghệ

Địa chỉ: 94/44 Lưu Chí Hiếu, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0903328995

Email: info@vmied.edu.vn

Mạng xã hội
Đăng Ký Tư Vấn Qua Zalo