Hội thảo Quốc tế "Nghiên cứu và giảng dạy Khoa học nhân văn trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số"

Hội thảo
3127 13/10/2024 10:34:47

 

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT MỸ

---------------------------------------------------------

THƯ MỜI VIẾT BÀI THAM GIA HỘI THẢO QUỐC TẾ

“NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ”

 

Kính gửi:     - Các Trường Đại học, Cao đẳng, các Viện/Trung tâm nghiên cứu

                   - Các nhà khoa học, giảng viên, nhà nghiên cứu

1. Tổng quan

     Với mong muốn trao đổi, chia sẻ các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm chuyên môn với các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, giảng viên... về giảng dạy và nghiên cứu chuyên môn thuộc lĩnh vực Khoa học Xã hội & Nhân văn; tạo một diễn đàn trao đổi học thuật và kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh và các nhà khoa học trẻ trong tương lai, Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục Việt Mỹ (VMIED) phối hợp với Học viện Quốc tế Úc và Tạp chí Atlantis Press trực thuộc Springer Nature tổ chức Hội thảo Quốc tế lần thứ hai với chủ đề “Nghiên cứu & Giảng dạy Khoa học Xã hội & Nhân văn trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số”.

     Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục Việt Mỹ trân trọng kính mời các chuyên gia, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu... trong và ngoài nước tham gia viết bài cho Hội thảo.

2. Chủ đề của Hội thảo

Chủ đề 1:  Những thuận lợi và thách thức đối với việc giảng dạy và nghiên cứu thuộc lĩnh vực Khoa học Xã hội & Nhân văn trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số.

      Tập trung vào việc phân tích các cơ hội và khó khăn mà lĩnh vực Khoa học Xã hội & Nhân văn đang đối mặt trong quá trình hội nhập quốc tế và chuyển đổi số. Các thuận lợi bao gồm khả năng tiếp cận nguồn tài liệu đa dạng, mở rộng mạng lưới hợp tác quốc tế và ứng dụng công nghệ số trong nghiên cứu. Tuy nhiên, cũng có những thách thức như sự cạnh tranh gia tăng, yêu cầu về năng lực số và vấn đề bảo mật thông tin trong môi trường số.

Chủ đề 2: Ứng dụng chuyển đổi số trong giảng dạy và nghiên cứu đối với chuyên ngành/Học phần/Bài giảng cụ thể.

      Áp dụng các công nghệ chuyển đổi số trong giảng dạy và nghiên cứu các chuyên ngành cụ thể thuộc Khoa học Xã hội & Nhân văn. Ví dụ, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong phân tích văn bản, ứng dụng thực tế ảo trong giảng dạy lịch sử hoặc sử dụng dữ liệu lớn trong nghiên cứu xã hội học. Mục đích là chia sẻ các phương pháp và kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và nghiên cứu thông qua công nghệ số.

Chủ đề 3: Mối quan hệ giữa Khoa học Xã hội & Nhân văn với Khoa học công nghệ trong công cuộc đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay.

       Khám phá sự tương tác giữa Khoa học Xã hội & Nhân văn và Khoa học Công nghệ trong quá trình đổi mới giáo dục tại Việt Nam. Sự kết hợp giữa hai lĩnh vực này có thể dẫn đến những phương pháp giảng dạy và nghiên cứu mới, đáp ứng nhu cầu của thời đại số. Đồng thời, cũng cần xem xét những thách thức trong việc tích hợp công nghệ vào giáo dục và tìm kiếm giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Chủ đề 4: Giảng dạy và nghiên cứu Khoa học Xã hội & Nhân văn của Việt Nam trong “nhân văn số”, “học thuật số".

     Phát triển và ứng dụng các nền tảng “nhân văn số” và “học thuật số” trong giảng dạy và nghiên cứu Khoa học Xã hội & Nhân văn tại Việt Nam. Điều này bao gồm việc xây dựng các cơ sở dữ liệu số, phát triển các công cụ hỗ trợ nghiên cứu và giảng dạy, cũng như việc đào tạo và nâng cao năng lực số cho giảng viên và sinh viên.

Chủ đề 5: Những nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu về Khoa học Xã hội & Nhân văn trong giai đoạn Hội nhập và chuyển đổi số hiện nay.

     Trình bày và thảo luận các nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực Khoa học Xã hội & Nhân văn, đặc biệt là những nghiên cứu liên quan đến quá trình hội nhập và chuyển đổi số. Đây là cơ hội để các nhà nghiên cứu chia sẻ kết quả nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong tương lai.

3. Thể lệ Báo cáo

  • Báo cáo tham gia Hội thảo phải là kết quả nghiên cứu mới, chưa từng được công bố trên các sách, tạp chí, hội thảo trong và ngoài nước.
  • Ngôn ngữ: Tiếng việt và tiếng Anh.
  • Bản Tóm tắt phải được viết bằng 2 ngôn ngữ; có độ dài tối đa 300 từ, cần nêu được mục đích, phương pháp, kết quả nghiên cứu chính, ý nghĩa hoặc đóng góp của nghiên cứu; có từ 3-5 từ khóa.
  • Bản toàn văn có độ dài khoảng từ 3000 đến 7000 từ. Bài viết sử dụng font chữ Time New Roman, cỡ chữ 13, giãn cách dòng 1.5 lines. Tiêu đề của báo cáo chữ in đậm, cỡ chữ 14, dưới tiêu đề ghi rõ họ và tên tác giả, học hàm, học vị, đơn vị công tác, thôngtin liên hệ (Email, số điện thoại).
  • Địa chỉ nhận bài viết: Đăng kí và nộp tóm tắt, toàn văn theo hình thức trực tuyến trên trang web của Hội thảo:https://vmied.com/ (Mục Hội thảo/Đăng kí và gửi bài) Hoặc gửi bài vào email: hoithao.vmied@gmail.com.

4. Các mốc thời gian quan trọng

  • Thời gian nộp tóm tắt: 30/12/2024
  • Thời gian nộp toàn văn: 30/03/2025
  • Thời gian gửi kết quả phản biện: 02/04/2025 – 02/05/2025
  • Thời gian tham gia hội thảo và nhận ấn phẩm từ 02/6/2025.

5. Quy trình công bố và đăng bài

     Tác giả gửi bài sẽ có 2 lựa chọn:

5.1. Gửi và đăng bài công bố trên ấn phẩm Quốc tế trong Atlantis Press Trực thuộc Springer Nature.

    Hội thảo sẽ tập hợp các bài viết xuất sắc và chọn đăng 01 quyển tại Atlantis Press năm 2025. Các bài viết công bố ở đây được HĐGSNN đánh giá từ 1,5 - 2,0 điểm.

     BTC Hội thảo sẽ hỗ trợ edit bài viết nếu cần thiết, hướng dẫn tác giả nộp bài lên hệ thống của Atlantis Press (hoàn toàn miễn phí).

     Nếu bài viết của tác giả sau khi Atlantis Press phản biện không được chấp nhận, tác giả có thể chuyển đăng kí tham gia xuất bản tại Việt Nam (theo mục 5.2).

5.2. Gửi và công bố trong Kỷ yếu xuất bản tại Việt Nam

     Kỷ yếu (có chỉ số xuất bản ISBN) thực hiện đúng theo quy trình Pre-review và được xuất bản đồng thời cùng số Tạp chí của Atlantis Press, được HĐGSNN tính điểm từ 0,0 - 1,0.

6. Kinh phí đăng bài và phản biện, biên tập

     - Kinh phí đăng bài trong Kỷ yếu xuất bản tại Việt Nam:

     + Phí phản biện và biên tập: 1.700.000VNĐ (áp dụng cho bài viết tối đa 10 trang theo quy định; nếu bài viết có độ dài vượt quá 10, BBT sẽ thu phụ phí theo thực tế bài viết của tác giả)

     + 1.000.000VNĐ/01 bài (chỉ đóng khi bài viết được chấp nhận).

     - Kinh Phí đăng bài và phản biện Công bố ấn phẩm Quốc tế trong Atlantis Press Trực thuộc Springer Nature:  575 USD/01 bài (Tỉ giá quy đổi theo tỉ giá hiện hành của Vietcombank). (chỉ đóng khi bài viết được chấp nhận).

     - Phí phản biện và biên tập xin gửi vào:

           Số Tài khoản: 6666 5555 6868

           Tên Tài khoản: VMIED

           Ngân hàng Quân đội – Chi nhánh Sở Giao dịch 2.

7. Thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức:

      - Thời gian: ngày 20 tháng 08 năm 2025.

      - Địa điểm: Thành phố Hồ Chí Minh (địa điểm cụ thể sẽ thông báo khi tổ chức).

      - Hình thức tổ chức Hội thảo: Trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến.

8. Thông tin liên hệ

     Mọi thông tin chi tiết về Hội thảo xin liên hệ:

- TS. Trần Thị Lam Thủy - Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục Việt Mỹ.

ĐT: (+ 84) 0903328995.

- TS. Thịnh Hoàng - Đại học RMIT - Úc. ĐT: (+84) 077.9925.198

- ThS. Nguyên Hà - Đại học Birmingham City University - Anh Quốc.

ĐT: (+84) 0818.556.977

     Ban Tổ chức Hội thảo trân trọng kính mời và mong nhận được sự quan tâm, tham gia viết bài của các chuyên gia, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu để Hội thảo được thành công.

     Trân trọng.

                                                                                           BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO

XEM THÊM:

HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI TẠI ĐÂY

THƯ MỜI VIẾT BÀI TIẾNG VIỆT - TIẾNG ANH

 

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT MỸ

Quyết định thành lập số 18-51/QĐ/VAYSE-VPNB ngày 12/07/2018 của Trung ương Hội Trí Thức Khoa Học Và Công Nghệ trẻ Việt Nam.

Giấy CNĐKHĐ: A-1953 cấp ngày 31/07/2018 tại Bộ Khoa học và Công nghệ

Địa chỉ: 94/44 Lưu Chí Hiếu, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0903328995

Email: info@vmied.edu.vn

Mạng xã hội
Đăng Ký Tư Vấn Qua Zalo