Kathleen và cây đàn piano - 1001 câu chuyện cảm động
Kathleen và cây đàn piano
Một buổi sáng mùa Đông tháng 12 cách đây mấy năm, tôi và chồng tôi, anh Mark, đang lái xe đến sân bay, chúng tôi được mời đến West Coast để nói chuyện trong một hội nghị Y Khoa. Chúng tôi cùng trò chuyện trên xe, chúng tôi nói về West Coast, nơi hiện có thời tiết ấm áp và rất náo nhiệt so với tiết trời giá lạnh ở đây. Khi đi ngang qua một siêu thị, Mark dừng lại và chạy vào mua mấy thứ. Khi anh trở ra, trên tay anh cầm một túi nhỏ màu nâu và bên cạnh anh còn có cả một phụ nữ đứng tuổi đang run lẩy bẩy.
Giống hầu hết phụ nữ Appala- chiến, bà Kathleen có lối sống rất độc lập. Bà thường ở lại bệnh xá. Dù chồng bà hãy còn nằm mê man bất tỉnh, nhưng chí ít bà thích không khí ở bệnh xá: khung cảnh ấm cúng, thức ăn thì khỏi chê. Và đặc biệt là trong bệnh xá có một cây đàn piano, bà có thể chơi đàn để giết thời gian và cũng là cách để được sờ lên từng phím đàn - niềm đam mê từ thuở bé thơ của bà.
Khi xe chúng tôi đến trung tâm hồi sức nhỏ và sơ sài ấy, tôi đưa bà tấm cạc - vi - zit bằng linen màu ngà voi và dặn: "Cứ gọi cho chúng tôi khi nào bà cần quá giang. Nếu tiện đường nhất định chúng tôi sẽ giúp bà". Bà Kathleen mỉm cười, rồi cảm ơn chúng tôi, bà bước đi, lại đối mặt với từng cơn gió lạnh buốt, chiếc áo khoác mỏng manh của bà bay phần phật đủ hướng.
Sau khi dự hội nghị về, chúng tôi bận bù đầu để chuẩn bị cho Giáng Sinh, nào là nướng bánh, mua quà làm những việc vặt vãnh... Bà Kathleen cũng có gọi đến hai lần để trò chuyện, nhưng phải đến đúng ngày Giáng Sinh chúng tôi mới có dịp đi ngang nhà bà.
"Em có mang theo thứ gì cho bà Kathleen không?" Chồng tôi hỏi vào khuya Giáng Sinh đó. Sao mà tôi lại quên được chứ nhỉ?
Thế là hai vợ chồng tôi vội gom hết mọi thứ còn dư trong nhà mang cho bà Kathleen. Khi chúng tôi đến, đèn hành lang trước căn hộ chung cư nhỏ của bà vẫn còn sáng. Chúng tôi nhấn chuông và đợi. Bà Kathleen ra mở cửa và mời chúng tôi vào nhà, bà nói: "Bà vừa có linh cảm chúng tôi sẽ đến thăm bà". Bà Kathleen mặc chiếc đầm ngắn tay bằng vải cotton, trong phòng khách của bà có bộ salông rách và một chiếc ghế, xung quanh cửa sổ dán đầy những tấm thảm chùi chân để giữ ấm cho bà. Chiếc bóng đèn vàng duy nhất trong phòng được treo lủng lẳng trên sợi dây thép, nó tỏa thứ ánh sáng yếu ớt.
Đây là Honey". Nó là con mèo hoang nhưng thuộc giống tốt đấy". Bà Kathleen vừa giới thiệu vừa đưa tay vuốt bộ lông mềm mại màu vàng của con mèo, rồi bà tiếp: "Tôi và Honey có món quà đặc biệt tặng ông bà". Nói đoạn bà cầm chiếc mộc cầm lên và đánh đàn, bà đàn bài "Chúc mừng Giáng Sinh" rất bài bản và điệu nghệ, dù rằng các phím đàn đã bị sét và bị gãy góc. "Tôi mua đợc cái này với giá 75 xu ở chợ xôn hè năm ngoái đấy". Bà khoe, giọng rất tự hào: "Và tôi đã giữ gìn nó rất cẩn thận để sử dụng đúng lúc thôi".
"Bà có đàn piano không? "Bà Kathleen hỏi. Tôi gật đầu, cảm thấy áy náy khi nghĩ đến chiếc đàn Piano to được đặt trong phòng khách và số quần áo đẹp trong tủ áo ở nhà. Chỉ còn vài giờ nữa là Giáng Sinh sẽ qua, vậy mà tôi chưa dạo một bài hát Giáng Sinh nào cả. Chúng tôi cứ mãi bận rộn, vùi đầu và theo đuổi những thứ mà tiền có thể mua được; dường như chúng tôi đã bỏ qua những thứ mà tiền không thể mua được.
Lát nữa khi về tới nhà bà có thể... có thể đánh bản "Silent Night không?" Và nếu có thể xin bà hãy để điện thoại sát cây đàn để tôi đợc ăn mừng Giáng Sinh một lần nữa nhé". Bà nói như nài nỉ tôi. Sau đó bà kể cho chúng tôi nghe về giấc mơ tìm mua một cây đàn piano, loại thẳng đứng mà bà vẫn hay dùng hồi còn bé. Bà còn một ít tiền, nhưng bà tin rằng Chúa sẽ gửi cho bà một chiếc.
Sau lễ Giáng Sinh, tôi cố lục lọi trong các mẫu quảng cáo trên báo với hy vọng tìm mua được cây piano cũ cho bà Kathleen. Nhưng rõ ràng loại hàng này đã bị các tay buôn đàn thu mua cả. Thất vọng tôi đành nghĩ ra một món quà khác để đền cho bà - tôi mua một chiếc áo kiểu xinh xắn, màu tím và một hộp bột tan.
Rồi Lễ Tình Nhân đến, tôi mua tặng bà sôcôla, nhưng bà dường như chẳng để ý đến món quà đó. Điều bà quan tâm là: "Cây đàn piano của tôi sẽ xuất hiện nay mai thôi". Bà quả quyết như thế. Và suốt mùa đông đó, niềm tin của bà càng mãnh liệt hơn. Tôi rất ngạc nhiên và đôi lúc buồn cười khi nhìn vào hình ảnh tương phản ở bà: một đằng là niềm tin mãnh liệt vào cây đàn, còn một đằng là cảnh đói nghèo thực tại.
Cuối mùa xuân năm đó, quả thật một điều tuyệt diệu đã xảy ra, hai vợ chồng tôi liền ghé qua để báo bà hay tin vui đó. Số là có một số người ở khu nhà bên bán nhà dọn đi nơi khác, chủ mới dọn đến và yêu cầu chủ cũ dọn luôn cây đàn piano loại thẳng đứng vốn nặng trịch ở tầng hầm theo. Dĩ nhiên chủ cũ không thể mang cây đàn theo. Chủ nhà mới đã hỏi vợ chồng bà: "Anh chị có biết ai cần cây đàn cũ ấy không? Tôi cho không đấy!" ồ tuyệt quá! Bà Kathleen rất hồi hộp, bà đứng ngoài cửa đợi và khi thấy bóng chiếc xe hai vợ chồng tôi, bà lắp bắp: "ôi! Piano của tôi... đến rồi... Đêm qua tôi nằm mơ và được báo mộng rằng cây đàn sẽ đến từ một thị trấn nhỏ Point Pleasant, ở West Virgima. Tôi chưa hề biết đến tên thị trấn xa lạ này".
Quả là trời có mắt". Chồng tôi lẩm bẩm, rõ ràng nhiên trước sự sắp xếp kỳ lạ này. Quả thật cây đàn này vốn ở một thị trấn nhỏ, rất nhỏ nằm cách Point Pleasant 48km.
Hai vợ chồng tôi không nén được niềm vui dâng trào. Bà Kathleen tỏ ra bối rối - không phải vì sự xuất hiện của cây đàn mà vì vẻ ngạc nhiên hiện rõ trên mặt chúng tôi. Bà cho biết từ cái đêm Giáng Sinh năm ngoái bà đã biến niềm tin thành hành động. "Tôi đã đánh đàn bằng đầu óc từ hôm đó đến nay". Bà giải thích: "Không có niềm tin, sẽ không đạt được điều gì. Đúng không nào?”.
Và từ khi đưa đàn về, tiếng đàn trong nhà bà dường như cứ ngân vang mãi. Dù lớn tuổi cộng thêm căn bệnh tăng nhãn áp, rồi đến cái chết của chồng, nhưng tất cả không thể cản trở mềm say mê âm nhạc trong bà. Âm nhạc - vốn cổ điển với những bài ca Phúc âm hồi bé bà hay đàn - đã kết nối bà với thế giới, với mọi người xung quanh. Bà gia nhập nhóm đạo ở nhà thờ gần nhà và tham gia vào ban nhạc người cao tuổi. Tuy không biết nốt nhạc nhưng bà vẫn có thể đàn rất hay và chính xác sau khi nghe qua bản nhạc đó một lần.
Trước khi gặp bà Kathleen, tôi biết Niềm tin hiện diện trong đầu nhưng nay tôi hiểu ra rằng: Niềm tin hiện diện trong con tim. Điều kỳ diệu xảy ra trong hoàn cảnh bà Kathleen không phải ở phút giây bà nhận được đàn mà diễn ra ngay từ phút đầu tiên bà có niềm tin ấy.