Nâng cao giá trị thương hiệu một sơ sở giáo dục đại học bằng việc dạy học theo tiếp cận năng lực trong bối cảnh chuyển đổi số

Giáo dục và PPDH
Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 518 31/12/2022 17:45:43

NÂNG CAO GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU MỘT CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
BẰNG VIỆC DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN
TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ

Enhancing the brand value of a higher education institution with competency-based teaching in the context of digital transformation

Bài đăng trong Kỉ yếu Hội thảo "Giáo dục và Quản lí giáo dục trong thời đại 4.0", NXB Thông tin Truyền thông, 2022, trang 197 - 207 

                            

Bùi Đức Tú, Cao Thị Thanh Xuân

Trường Đại học Sài Gòn

Email: bdtu@sgu.edu.vn

TÓM TẮT

Giá trị thương hiệu của một cơ sở giáo dục đại học gắn liền với chất lượng đào tạo thật sự của cơ sở đó. Chất lượng đào tạo thể hiện qua sự chấp nhận của tổ chức cá nhân sử dụng sinh viên ra trường. Chất lượng đào tạo làm tiền đề vững chắc cho các hoạt động marketing quảng bá thương hiệu cơ sở đào tạo. Trong bối cảnh chuyển đổi số, để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học cần tổ chức tốt việc dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện.

Từ khóa: Dạy học, năng lực thực hiện, thương hiệu, đại học

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam đang trong tiến trình tự chủ, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh chuyển đổi số, giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng phải có sự quyết liệt điều chỉnh đảm bảo sự tương thích và khai thác triệt để tiến bộ về chuyển đổi số trong suốt quá trình vận hành. Thương hiệu của một cơ sở giáo dục đại học trong cơ chế thị trường hết sức quan trọng. Thương hiệu không chỉ có được từ các hoạt động marketing quảng bá mà quan trọng hơn nó xuất phát từ chất lượng đào tạo thật sự đáp ứng nhu cầu xã hội. Một trong những con đường để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo ở cơ sở giáo dục đại học là việc dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện. Trong bối cảnh chuyển đổi số và giáo dục hướng đến cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, vấn đề này càng trở nên quan trọng hơn.

Tuy vậy, vấn đề này chưa được nghiên cứu kỹ ở các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước. Bài báo trình bày một số nghiên cứu của chúng tôi về vấn đề này nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam trong bối cảnh mới.

2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Một số khái niệm

2.1.1. Thương hiệu và quảng bá thương hiệu cơ sở giáo dục đại học

Hai tác giả Broadbent & Cooper (1987) cho rằng: Thương hiệu là một công cụ pháp lý bảo vệ quyền sở hữu của nhà sản xuất sản phẩm. Một số tác giả khác cho rằng thương hiệu như một logo dùng để biểu thị sản phẩm và phân biệt với sản phẩm khác. Tác giả Kania (2011) cho rằng, trong trường hợp việc lựa chọn thương hiệu trở nên khó khăn, người tiêu dùng có khả năng lựa chọn thương hiệu mà họ thích hoặc đã tạo được ấn tượng với họ.

Quảng bá thương hiệu là các hoạt động nhằm tác động đến nhận thức của cộng đồng về giá trị thương hiệu của cơ sở sản xuất, dịch vụ.

Trong lĩnh vực giáo dục đại học, tác giả Thomson (2002) cho rằng, thương hiệu đại học thông qua quảng bá có thể được sử dụng để gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến sinh viên tiềm năng về chất lượng và uy tín của tổ chức giáo dục đại học.

2.1.2. Đặc trưng của giáo dục trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0

Bảng 1.1: Đặc trưng của giáo dục tương ứng với các cuộc cách mạng công nghiệp

CUỘC

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

NHẬN DIỆN SỰ KIỆN CHÍNH VỀ CÔNG NGHIỆP

ĐẶC TRƯNG CỦA GIÁO DỤC
TƯƠNG ỨNG

I 1.0

(Cơ giới hóa)

Ra đời động cơ hơi nước và cơ giới hóa giải phóng sức người

E1.0. Nhu cầu và lượng người học tăng lên; NN chính thức tham gia vào công cuộc GD quốc dân (Không còn thuộc trách nhiệm của các tổ chức tôn giáo là chính như trước).

I 2.0

(Điện khí hóa)

Xuất hiện điện và SX hàng loạt SP

E2.0. Các trường ĐH ra đời với số lượng lớn, gắn với việc phát triển vượt bậc của CN in ấn và xuất bản. Các trường ĐH vẫn chủ yếu giảng dạy và nghiên cứu, vẫn chưa phổ biến cho số đông.

I 3.0

(Tự động hóa)

Công nghệ thông tin và tự động hóa nhiều khâu SX sản phẩm.

E3.0. CNTT ứng dụng ngày càng nhiều. Hình thức lớp học đa dạng (có dạy học online)

GD trở nên phổ cập với cộng đồng. Các lớp học đã tương tác nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn, người học tích cực chủ động hơn. Giáo dục “lấy người học làm trung tâm”.

Chuyển từ sự chú trọng việc “dạy” sang việc “học”

I 4.0

(Trí tuệ nhân tạo)

Thông minh hóa các ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, trạng thái số hóa,…

E 4.0. (Education of One). Các công nghệ thực tế ảo giúp người học được trải nghiệm và rèn luyện kỹ năng tốt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu XH.

 Chú trọng việc học cá nhân hóa triệt để hơn. Với sự ra đời của nội dung học tập số hóa, người học có thể lựa chọn nội dung học phù hợp với MT, năng khiếu của mình; kiểm tra đánh giá có tính thích ứng hơn.

Thông tin học tập được tổng hợp, phân tích và đưa ra các gợi ý cho người học và người dạy.

Người dạy sẽ dịch chuyển từ thuyết giảng là chính sang nhiệm vụ hỗ trợ học tập như một huấn luyện vên trưởng THEO HƯỚNG CÁ NHÂN HÓA.

                                                                             (Bùi Đức Tú, 2020)

2.1.3. Triết lý giáo dục đại học trong bối cảnh mới

(1). Đại chúng, hiện đại hướng tới năng lực thực hiện của người học

(2). Đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội và xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh.

(3). Hệ thống đào tạo mở, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động mang tính cạnh tranh và hội nhập Thế giới.

2.1.4. Quản lý hoạt động đào tạo ở cơ sở giáo dục đại học

Hoạt động dạy học ở cơ sở giáo dục đại học mang tính tích hợp và tích cực nhằm tạo điều kiện cho sinh viên phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, bồi dưỡng các năng lực (đặc biệt là năng lực tự học tập, tự nghiên cứu; năng lực nghề nghiệp, năng lực xã hội, …). Việc đánh giá quá trình dạy học đại học hướng đến đánh giá xác thực năng lực của sinh viên. Đó không phải là việc đánh giá một cách riêng biệt kiến thức, kỹ năng và thái độ mà đánh giá ba nội dung trên trong sự tổ hợp, được thể hiện ở khả năng thực hiện công việc của sinh viên, hướng đến khả năng xử lý công việc của người lao động sau khi tốt nghiệp.

Sản phẩm đại học trong thời đại ngày nay phải có năng lực trí tuệ, có khả năng sáng tạo và thích ứng. Có khả năng hành động để có thể lập nghiệp, có năng lực tự học, tự nghiên cứu để có thể học thường xuyên, phải có năng lực quốc tế như ngoại ngữ, văn hóa toàn cầu để có khả năng hội nhập. Để đáp ứng được những yêu cầu trên, sinh viên phải có cách học chủ động, khả năng tự lực tìm kiếm, xử lý thông tin và khát khao sáng tạo (UNESCO).

Hoạt động đào tạo ở trường ĐH đã được các nhà khoa học nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Có nhiều công trình nghiên cứu về ĐT và quản lý ĐT ở trường ĐH. Có thể kể một số công trình của các tác giả tiêu biểu như (Darling-Hammond, Wise, & Klein, 1999); (Ganser, 2000); (Cochran-Smith & Lytle, 2001). Tất cả các công trình trên có thể phân chia theo 4 hướng nghiên cứu chính: (1) Nghiên cứu các mô hình và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nghề nghiệp cho giáo viên; (2) Các hoạt động hỗ trợ cho giảng viên để phát triển nghề nghiệp; (3) Nghiên cứu cải tiến các kỹ năng và tăng cường hiểu biết nghề nghiệp cho GV; (4) Nghiên cứu phát triển nghề nghiệp cho GV như là một yêu cầu của tiến trình cải cách giáo dục. Đặc biệt, xu hướng hiện đại trong đào tạo ở trường ĐH hiện nay là đào tạo theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM). Trong đó, bộ máy nhân sự tham gia đào tạo giáo viên phải thành một “Tổ chức biết học hỏi” (Bùi Đức Tú, 2018).Theo Bùi Đức Tú và cộng sự (2021), quản lý hoạt động đào tạo ở cơ sở giáo dục đại học theo Mô hình 1.2 sau đây (Trong đó: Kế = Kế hoạch, Tổ = Tổ chức, Đạo = Chỉ đạo, Kiểm = Kiểm tra).

2.1.5. Chuyển đổi số và chuyển đổi số trong giáo dục

Chuyển đổi số là chuyển đổi hoạt động của chính quyền các cấp, của nền kinh tế và của xã hội lên hoạt động trong môi trường số, trong đó, môi trường số là môi trường với các thực thể được số hoá (dữ liệu) và kết nối được với nhau qua internet.

Chuyển đổi số giáo dục và đào tạo là sự thay đổi toàn diện và tổng thể hoạt động dạy và học trên môi trường số, trong đó, thể hiện sự thay đổi cách dạy và học bằng các công nghệ số chứ không phải chỉ đơn thuần là sử các công nghệ này phục vụ dạy học như dùng máy chiếu, phần mềm thí nghiệm…

Sơ đồ 1.1: Hệ sinh thái Chuyển đổi số trong GD-ĐT

2.1.6. Đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện ở cơ sở giáo dục đại học trong bối cảnh chuyển đổi số

Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở vận dụng hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động. (WEINERT 2001).

Khái niệm phát triển năng lực ở đây cũng được hiểu đồng nghĩa với phát triển năng lực thực hành một công việc hay còn gọi là năng lực thực hiện (Competency).

Năng lực thực hiện bao gồm: Các kỹ năng thực hành tâm vận; các kỹ năng trí tuệ; Kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề; khả năng thích ứng để thay đổi; khả năng áp dụng kiến thức của mình vào công việc; khát vọng học tập và cải thiện; khả năng làm việc cùng với người khác trong tổ, nhóm,...; thể hiện ý thức, đạo đức lao động nghề nghiệp chuẩn mực.

Năng lực thực hiện là những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để người lao động có thể thực hiện được công việc nghề nghiệp được giao theo chuẩn quy định trong những điều kiện thực tiễn.

Năng lực thực hiện được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần sau: Năng lực chuyên môn; năng lực phương pháp; năng lực xã hội; và, năng lực cá thể.

Dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện (Competency-Based Training): Để người học có thể nhanh chóng hòa nhập thực tế sản xuất, có năng lực đáp ứng với các tiêu chuẩn của doanh nghiệp/công ty, rút ngắn thời gian đào tạo, v.v.

Với tiếp cận đào tạo theo năng lực thực hiện, nội dung đào tạo là năng lực giải quyết các nhiệm vụ sản xuất tại một vị trí làm việc trong do danh nghiệp/công ty. Đơn vị của năng lực thực hiện là các thành tố năng lực, mà các thành tố này xác định bởi công việc (task) mà người lao động phải thực hiện. Để thực hiện một công việc, người lao động cần phải có: Khả năng sử dụng các công cụ lao động và tư liệu sản xuất để làm ra sản phẩm/bán thành phẩm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật qui định (SKILL) _ Kỹ năng; Biết tại sao phải làm như thế cũng như tại sao làm khác sẽ hư hỏng (KNOWLEDEG) _ Kiến thức; Làm việc với đầy đủ ý thức, tinh thần trách nhiệm trong sự liên đới xã hội (ATTITUDE) _ Thái độ, điều này được thể hiện ở Sơ đồ 1.3 sau đây:

Có thể thấy, nội dung đào tạo theo năng lực thực hiện không phải là hệ thống khái niệm, hệ thống kỹ năng, nhưng là hệ thống năng lực thực hiện nhiệm vụ sản xuất, dịch vụ. Địa điểm đào tạo theo năng lực thực hiện có thể là trong nhà trường hay tại nơi làm việc. Tiêu chuẩn đánh giá đào tạo theo năng lực thực hiện được xác định từ năng lực của người lao động lành nghề trong sản xuất, nên sau khi kết thúc đào tạo người học có thể đảm đương luôn vị trí lao động tương ứng.

Dạy học tích hợp là quá trình dạy học mà ở đó các nội dung, hoạt động dạy kiến thức, kỹ năng, thái độ được tích hợp với nhau trong cùng một nội dung và hoạt động dạy học để hình thành và phát triển năng lực thực hiện hoạt động nghề nghiệp cho người học.

2.2. Một số nét về thực trạng đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện trong bối cảnh mới

Để đánh giá về vấn đề dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ở trường Đại học Sài Gòn và Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh trên 3 đối tượng: Sinh viên, giảng viên và một số nhà sử dụng sinh viên ra trường (sản phẩm đầu ra của các cơ sở giáo dục đại học.

Các phương pháp điều tra thực tiễn như sau: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (Kết quả điều tra bằng anket (xử lý và thống kê bằng phương pháp thống kê toán học); Phương pháp quan sát; Phương pháp đàm thoại; Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.

Qua quá trình điều tra thực tiễn, có thể rút ra được một số nhận xét như sau:

2.2.1. Thực trạng nhận thức của giảng viên về dạy học đại học theo tiếp cận năng lực thực hiện trong bối cảnh chuyển đổi số

Dạy học đại học theo tiếp cận năng lực thực hiện trong bối cảnh chuyển đổi số là một hướng nghiên cứu mới, hầu như chưa có hệ thống lý luận hoàn chỉnh. Trong đó: Nhận thức của giảng viên khá hạn chế về biểu hiện đặc trưng của dạy học đại học theo tiếp cận năng lực thực hiện trong bối cảnh chuyển đổi số (tiêu chí cao nhất chỉ đạt 57%); Một số giảng viên chưa nhận thức đúng mức về tầm quan trọng của phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực chuyên môn, năng lực về phương pháp, năng lực cá thể, năng lực giải quyết công việc trong thực tiễn; Nội dung dạy học là những kiến thức, kỹ năng, thái độ được tích hợp theo chuẩn năng lực thực hiện được đánh giá cao (42/60 ý kiến- 60%); Phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực cá thể, năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn hoạt động nghề dạy học sau này được cho là còn nhiều hạn chế (28/60 – 46,7%);

Về ưu điểm của việc dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện trong bối cảnh chuyển đổi số được thể hiện qua Bảng 2.1 sau đây:

 

Bảng 2.1: Ưu điểm của dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện trong bối cảnh chuyển đổi số

STT

NỘI DUNG KHẢO SÁT

SỐ PHIẾU ĐỒNG Ý

(60 phiếu)

TỶ LỆ (%)

1

Sinh viên tiếp nhận kiến thức nhanh hơn, nhiều hơn.

43

71.7

2

Phát huy tính tự giác, tích cực, sáng tạo của sinh viên

51

85.0

3

Sinh viên có phương pháp giải quyết tình huống thực tiễn nghề nghiệp.

29

48.3

4

Sinh viên có nhiều cơ hội trải nghiệm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp

44

73.3

5

SV có kỹ năng nghiên cứu và tự học suốt đời.

29

48.3

6

Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học theo tiêu chuẩn năng lực thực hiện, đáp ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh chuyển đổi số

41

68.3

7

Nâng cao giá trị thương hiệu cho cơ sở đào tạo

51

85.0

8

Tính thực tiễn cao trong quá trình dạy học.

38

63.3

Bảng 2.1 cho thấy dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện có ưu điểm nổi trội trong việc nâng cao giá trị thương hiệu của một cơ sở đào tạo một cách căn cơ và có sự bền vững.

Bảng 2.2: Nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học theo năng lực thực hiện trong bối cảnh chuyển đổi số

STT

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG (60 p)

RẤT ẢNH HƯỞNG

ẢNH HƯỞNG

ÍT ẢNH HƯỞNG

KHÔNG ẢNH HƯỞNG

 

SL (/60)

%

SL

%

SL

%

SL

%

 

1

Môi trường số của toàn xã hội

39

65

21

35

0

0

0

0

2

Quản lý nhà nước về giáo dục

22

36.7

10

16.7

25

41.7

3

5

3

Chương trình môn học

16

26.7

21

35

20

33.3

3

5

4

Học liệu

22

36.7

14

23.3

21

35

3

5

5

Điều kiện học tập (điều kiện

sống, thư viện, phương tiện kỹ thuật dạy học, trách nhiệm của tổ chức sử dụng lao động nói riêng và cộng đồng nói chung)

35

58.3

20

33.3

5

8.3

0

0

6

Thời lượng học tập

10

16.7

15

25

12

20

23

38.3

7

Phương pháp giảng viên sử

dụng để giảng dạy và kiểm tra đánh giá.

25

41.7

15

25

17

28.3

3

5

8

Thương hiệu của cơ sở đào tạo

39

65

15

25

6

10

0

0

                     

Qua kết quả khảo sát ở Bảng 2.2, có thể thấy rằng: Các yếu tố về môi trường số, chính sách quản lý nhà nước về giáo dục và điều kiện học tập của sinh viên là hết sức quan trọng đối với dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện trong môi trường số và vì vậy góp phần quan trọng đối với việc nâng cao giá trị thương hiệu của cơ sở đào tạo đại học. Đặc biệt, chính yếu tố thương hiệu của cơ sở đào tạo cũng được đánh giá là có tác động rất tích cực đến dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện trong bối cảnh chuyển đổi số (65% cho là rất ảnh hưởng và 15% ảnh hưởng).

3. KẾT LUẬN

Giá trị thương hiệu của một cơ sở giáo dục đại học gắn liền với chất lượng đào tạo thật sự của cơ sở đó. Chất lượng đào tạo thể hiện qua sự chấp nhận của tổ chức cá nhân sử dụng sinh viên ra trường. Chất lượng đào tạo làm tiền đề vững chắc cho các hoạt động marketing quảng bá thương hiệu cơ sở đào tạo. Trong bối cảnh chuyển đổi số, để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học cần tổ chức tốt việc dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện.

Trước hết cần quán triệt về quy trình dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện bao gồm các bước tiến hành được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, với sự vận dụng tối đa về tiến bộ trong lĩnh vực kỹ nghệ số, bao gồm: Bước 1: Phân tích chuẩn đầu ra theo tiếp cận năng lực thực hiện để xác định chuẩn năng lực thực hiện của từng môn học, từ đó xác định mục tiêu dạy học môn học một cách sát thực có tính hiệu quả và tính khả thi cao; Bước 2: Thiết kế chương trình môn học (học phần) theo tiếp cận năng lực thực hiện theo hướng mở; Bước 3: Thiết kế bài học theo tiếp cận năng lực thực hiện; Bước 4: Tổ chức tiến trình dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện với sự sáng tạo, chủ động của giảng viên và sinh viên; Bước 5: Đánh giá kết quả dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện đảm bảo tính khách quan, thiết thực và tránh bệnh thành tích trong giáo dục.

Dạy và học ở mọi nơi, mọi lúc có thể (Hiện hành đang dạy và học trên lớp học là chủ yếu); Đơn vị dạy học là modul hoặc từng năng lực cụ thể (Hiện hành đang theo từng môn học, từng khóa học); Người học hứng thú chủ động, tự định hướng, hợp tác dựa trên những vấn đề, dự án, trường hợp và phù hợp với bối cảnh cụ thể (Hiện hành đang học thụ động, tiếp thu lý thuyết khô khan đôi khi xa rời thực tiễn sinh động của cuộc sống đương đại, sau đó mới ứng dụng, thực hành); Cá thể hóa dạy học: Mức độ, tốc độ cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng tuỳ thuộc vào năng lực của học sinh (hoặc nhóm học sinh) và lĩnh vực quan tâm (Hiện hành đang phụ thuộc vào chương trình và sách giáo khoa/ giáo trình của khóa học); Hạ tầng kỹ thuật số có vai trò tạo môi trường kết hợp giữa người học với học liệu, dữ liệu (Hiện hành hầu như đang chuyển tải nội dung đến người học mang tính chất một chiều).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bùi Đức Tú (2020). Một số vấn đề về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh của các trường trung học phổ thông trong bối cảnh mới. Tạp chí thiết bị giáo dục - Số 225 kỳ 2 - 9/2020.
  2. Lê Thùy Linh (2013), Dạy học giáo dục học ở trường đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Thái Nguyên.
  3. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2008), Quản lý, lãnh đạo nhà trường thế kỉ XXI. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
  4. Trần Kiểm. (2007), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm.
  5. Tu Duc Bui, Anh Chuong Huynh Lam and Nga Thuy Thuy Nguyen (2020), The Qualities and Competencies of School Educators in the Era of Industrial Revolution 4.0, International Journal on Emerging Technologies 11(5): 35-40(2020). (Received 30 May 2020, Revised 02 July 2020, Accepted 17 July 2020).

DANH MỤC

TOP XEM NHIỀU
Ngôn ngữ - Văn hóa
27867
Con số và các biện pháp tu từ trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam - Trần Thị Lam Thủy Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 25/07/2021 17:26:33
Ngôn ngữ - Văn hóa
26806
Viết đúng chính tả D và Gi Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 22/07/2021 21:30:44
Tiếng Anh
23831
Phân biệt các từ, cụm từ dễ nhầm: do – make – have – give – go – take away Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 06/09/2021 19:39:10
Tiếng Anh
18746
Phân biệt các từ, cụm từ dễ nhầm: NO – NONE – NOT Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 12/09/2021 20:01:28
Tiếng Anh
18501
Phân biệt các từ, cụm từ dễ nhầm - LACK OF – SHORTAGE OF Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 12/09/2021 18:34:25
Tiếng Việt Phổ thông
11932
Từ đa nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Trần Thị Lam Thủy Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 24/08/2021 12:03:50
Ngôn ngữ - Văn hóa
11893
Các kiểu cấu trúc thông tin của câu đơn tiếng Việt Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 24/07/2021 17:54:27
Giáo dục và PPDH
9059
Dạy học biện pháp tu từ cho học sinh tiểu học theo hướng tích hợp Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 17/04/2021 18:50:37
Ngôn ngữ - Văn hóa
5497
Đặc trưng văn hóa lúa nước của người Việt thể hiện qua tục ngữ Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 22/07/2021 18:51:50
Tiếng Việt Phổ thông
5462
Cấu tạo từ tiếng Việt - Trần Thị Lam Thủy Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 07/08/2021 16:59:08
Tiếng Việt Phổ thông
5402
BÀI 6 - TỪ XƯNG HÔ - Trần Thị Lam Thủy Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 02/09/2021 17:18:35
Tiếng Việt Phổ thông
5398
Từ đồng âm và từ đa nghĩa - Trần Thị Lam Thủy Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 11/08/2021 17:46:32
Tiếng Anh
4051
Phân biệt các từ, cụm từ dễ nhầm: NEAR – NEARLY – NEARBY Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 12/09/2021 19:51:08
Tiếng Việt Phổ thông
3263
Bài 8 - Từ ngữ trong khẩu ngữ - Trần Thị Lam Thủy Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 06/09/2021 21:07:02
Tiếng Việt Phổ thông
2999
Từ trái nghĩa - Trần Thị Lam Thủy Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 11/08/2021 17:39:45
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT MỸ

Quyết định thành lập số 18-51/QĐ/VAYSE-VPNB ngày 12/07/2018 của Trung ương Hội Trí Thức Khoa Học Và Công Nghệ trẻ Việt Nam.

Giấy CNĐKHĐ: A-1953 cấp ngày 31/07/2018 tại Bộ Khoa học và Công nghệ

Địa chỉ: 94/44 Lưu Chí Hiếu, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0903328995

Email: info@vmied.edu.vn

Mạng xã hội
Đăng Ký Tư Vấn Qua Zalo