200 câu hỏi, đố về Kiều

Ngôn ngữ - Văn hóa
Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 1684 23/07/2021 17:35:43

200 câu hỏi, đố về Kiều

Nguyễn Huy Việt

Nhân dịp 200 năm ngày giỗ của Đại thi hào Nguyễn Du, tôi đặt ra 200 câu hỏi, đố về Truyện Kiều. Nếu bạn yêu thích Truyện Kiều, thấy câu hỏi, đố nào thú vị, hãy dùng trí nhớ hoặc thử mở Truyện Kiều để tìm câu trả lời.
Rất nhiều câu sẽ thú vị và dễ đối với những người đã thuộc lòng Truyện Kiều, nhiều câu bổ ích cho những người thích tìm hiểu hoặc đang luyện để học thuộc lòng Truyện Kiều. Tất nhiên có một số câu vượt lên cao về độ khó hoặc độ phức tạp. Tuyệt đại đa số những câu hỏi, đố này đều khác biệt với những câu đố Kiều phổ biến từ xưa đến nay trong dân gian.

Nếu bạn quan tâm nhưng không tìm ra lời giải của một câu nào đó, tôi sẽ vui lòng trả lời cho bạn qua tin nhắn trên facebook. Trong hầu hết những câu hỏi, đố, tôi đều có nêu ra một vài khẳng định. Rất hoan nghênh và cảm ơn nếu độc giả nào phát hiện những khẳng định nào là sai hoặc chưa chính xác.




K1. Có một câu Kiều duy nhất mà Nguyễn Du dùng sáu danh từ ghép thành và không dùng thêm bất kỳ loại từ nào khác. Đó là câu Kiều nào? Và bạn hãy thử nghĩ xem, trong văn học, ca dao, tục ngữ hay thơ tiếng Việt đã có sẵn câu nào như vậy chưa ?
K2. Có một câu lục duy nhất có tất cả các từ đều có 4 chữ cái. Đó là câu Kiều nào ?
K3. Có một câu bát duy nhất có tất cả các từ đều có 4 chữ cái. Đó là câu Kiều nào ?
K4. Có một câu Kiều duy nhất mà mỗi từ đều có đúng một nguyên âm và 3 phụ âm. Đó là câu Kiều nào ?
Độ dài câu Kiều được tính theo số chữ cái và số lần dùng trong câu. Phụ âm ghép, ghép từ 2 hoặc 3 phụ âm đơn như nh, ng,… hay ngh thì được tính theo số phụ âm đơn trong đó.
K5. Theo cách tính này thì chỉ có hai câu Kiều đạt độ dài cực đại với 36 chữ cái. Đó là hai câu Kiều nào ?
K6. Chỉ có một trường hợp duy nhất, bốn từ đứng liền nhau trong câu mà có ít chữ cái tạo nên nhất ? Đó là bốn từ nào? Ở câu Kiều nào ?
K7. Có đúng một câu Kiều có nhiều từ nhất được viết bởi chỉ một chữ cái. Cho biết những chữ cái đó là ba nguyên âm. Hỏi đó là ba từ nào? Ở câu Kiều nào ?
K8. Chỉ có một câu Kiều ngắn kỷ lục, với chỉ 13 chữ cái. Đó là câu Kiều nào ?
K9. Có đúng hai câu lục dài nhất lại có tới 29 chữ cái. Đó là hai câu lục nào ?
K10. Có đúng ba câu lục đa thanh, tức là mang hết tất cả sáu thanh điệu khác nhau của tiếng Việt: sắc, huyền, nặng, hỏi, ngã và không dấu. Đó là ba câu lục nào ?
K11. Có một câu Kiều duy nhất có tới ba từ liên tiếp mang toàn nguyên âm và không chứa bất kì phụ âm nào. Đó là câu Kiều nào ?
K12. Có một câu bát duy nhất, ngắn kỷ lục, chỉ với 19 chữ cái. Hãy tìm xem, đó là câu nào ?
K13. Có một cặp lục bát duy nhất có độ dài của câu lục và câu bát bằng nhau và câu bát có tất cả các từ độ dài bằng 3. Đó là cặp lục bát Kiều nào vậy ?
K14. Có một câu Kiều duy nhất có ba từ dùng lặp đồng thời mỗi từ trong câu đều có đúng một nguyên âm. Hãy tìm xem, đó là câu nào ?
K15. Trong Truyện Kiều có hai câu trùng nhau hoàn toàn. Đó là hai câu nào ?
K16. Có đúng hai câu Kiều có số từ dùng lặp nhiều nhất, với 4 từ dùng lặp, tức là trong mỗi câu có 4 từ giống nhau. Đó là hai câu Kiều nào? Ra khỏi truyện Kiều, bạn có thể tìm được trong thơ lục bát câu nào như vậy không ?
K17. Có một câu bát duy nhất có tám từ chứa đều đặn 2 nguyên âm. Đó là câu nào? Ra khỏi Truyện Kiều, bạn có thể tìm được trong thơ lục bát câu nào như vậy không ?
K18. Có đúng hai câu Kiều có chung tính chất đặc biệt là mỗi câu đều kể ra tới bốn việc làm hay công việc khác nhau. Đó là hai câu nào ?
K19. Có một cặp duy nhất dùng hai chữ “Trăm nghìn” ở câu lục. Đó là cặp nào?

K20. Có tất cả bốn cặp lục bát Kiều, mà mỗi cặp đều có tới năm từ dùng lặp, nói cách khác là mỗi cặp đều có một từ dùng tới năm lần. Hãy tìm năm cặp lục bát đó. Ra khỏi Truyện Kiều, bạn có thể tìm được trong thơ lục bát cặp nào như vậy không ?
K21. Có tất cả năm câu cùng đạt một kỷ lục là có tới 4 từ liên tiếp có chữ cái đầu từ giống nhau. Đó là năm câu Kiều nào ?
K22. Có đúng ba câu Kiều chứa ít phụ âm nhất với chỉ 5 phụ âm mỗi câu. Đó là ba câu nào ?
Đến đây, nếu bạn thấy đã khó, phức tạp hoặc thấy nhàm chán, hãy tạm thời bỏ qua đoạn tiếp theo và tiếp tục đọc từ câu K67 !
K23. Có đúng ba câu lục có nhiều phụ âm kỷ lục, với 19 phụ âm mỗi câu. Đó là ba câu lục nào ?
K24. Có đúng hai câu lục có nhiều nguyên âm nhất, với 15 nguyên âm mỗi câu. Hãy tìm ra hai câu lục đó.
K25. Cho biết rằng trong Truyện Kiều có hai câu lục dài nhất với 29 chữ cái và ba câu lục có nhiều phụ âm nhất với 19 phụ âm.Tuy nhiên trong số đó chỉ có một câu duy nhất vừa là câu lục dài nhất, vừa là câu lục có nhiều phụ âm nhất, 19 phụ âm. Hãy tìm ra câu lục ấy.
K26. Chỉ có đúng một một cặp lục bát trong Kiều, vừa có câu lục dài nhất với 29 chữ cái lại vừa có số nguyên âm của câu lục và của câu bát bằng nhau. Hãy tìm ra cặp đó !
K27. Chỉ có đúng hai câu bát có ít phụ âm nhất, chỉ với 8 phụ âm mỗi câu. Đó là hai câu nào ?
K28. Có một câu bát duy nhất, và cũng là câu Kiều duy nhất có số lượng phụ âm lớn nhất, với 25 phụ âm. Hãy tìm ra câu Kiều đó !
K29. Có một câu bát duy nhất chứa nhiều nguyên âm nhất, tới 18 nguyên âm. Đó là câu bát nào ?
K30. Có đúng 3 cặp lục bát chứa nhiều phụ âm nhất, tới 39 phụ âm mỗi cặp. Đó là 3 cặp nào ?
K31. Có một cặp lục bát duy nhất chứa nhiều nguyên âm nhất, tới 29 nguyên âm. Đó là cặp nào ?
K32. Có một câu bát duy nhất ngắn kỷ lục, chỉ với 19 chữ cái. Đó là câu bát nào ?
K33. Có đúng ba cặp lục bát cùng là ngắn nhất với chỉ 37 chữ cái mỗi cặp. Đó là ba cặp nào ?
K34. Có đúng hai cặp lục bát dài nhất với 60 chữ cái mỗi cặp. Đó là hai cặp nào ?
K35. Có một cặp duy nhất, vừa là cặp có độ dài nhỏ nhất với 37 chữ cái vừa có câu bát cũng ngắn nhất với chỉ 19 chữ cái. Đó là cặp nào ?
K36. Có một cặp lục bát duy nhất với câu lục có 24 chữ cái trong khi câu bát chỉ có 21 chữ cái và do đó tỉ số độ dài câu lục so với câu bát là 24:21 = 1,1428…và đây là tỉ số cực đại, nghĩa là không có cặp lục bát Kiều nào khác mà câu lục lại dài đến như vậy so với câu bát. Hãy tìm cặp lục bát đó !
K37. Có một cặp lục bát với câu lục có 14 chữ cái và câu bát thì có tới 28 chữ cái. Một cặp khác với câu lục có 17 chữ cái và câu bát có tới 34 chữ cái. Tỉ số độ dài của câu lục và câu bát của hai cặp này là: 14:28 = 17:34 = 0,5. Tỉ số này là cực tiểu, nghĩa là chỉ có hai cặp lục bát này mới có câu bát dài được đến gấp đôi câu lục trong cặp như vậy mà thôi. Hãy tìm ra hai cặp lục bát đó !
K38. Cặp lục bát:
1677. Gieo mình vật vã khóc than,
Con người thế ấy thác oan thế này, và
1979. Mặt trông tay chẳng nỡ rời,
hoa tì đã động tiếng người nẻo xa,
là hai cặp mà hai câu lục có số nguyên âm bằng nhau, số phụ âm bằng nhau và do đó có độ dài cũng bằng nhau. Các câu bát cũng có số phụ âm, nguyên âm và độ dài bằng nhau. Vì vậy hiển nhiên cả hai cặp lục bát này cũng có số phụ âm, nguyên âm bằng nhau và độ dài bằng nhau. Hai cặp lục bát như vậy tôi tạm gọi là đồng cốt với nhau. Bạn có thể tìm được hai cặp lục bát đồng cốt khác trong Truyện Kiều ? Hay bạn có thể khẳng định hoặc kiểm chứng được rằng Truyện Kiều của Nguyễn Du chỉ có hai cặp lục bát ấy là đồng cốt duy nhất mà thôi? Tôi nghĩ rằng đây là một câu hỏi rất khó, xin lưu ý !
K39. Trong Truyện Kiều có tới 223 cặp lục bát có các tính chất thú vị: Số phụ âm câu lục bằng số nguyên âm câu bát, số nguyên âm của cả cặp bằng độ dài câu lục và số phụ âm của cả cặp thì lại bằng độ dài của câu bát. Bạn có thể chỉ ra được mươi cặp có các tính chất như vậy không ?
K40. Chỉ có đúng hai cặp có các tính chất sau: Số phụ âm của câu lục và câu bát bằng nhau, số nguyên âm của câu lục và câu bát cũng bằng nhau. Kéo theo độ dài câu lục và câu bát cũng bằng nhau. Hãy tìm ra hai cặp lục bát đó !
K41. Có một cặp duy nhất có hai tính chất sau: Số nguyên âm của câu lục và của câu bát bằng nhau, và câu bát thì có số nguyên âm tối thiểu, nghĩa là mỗi từ đều có đúng một nguyên âm. Hãy tìm ra cặp lục bát đó !
K42. Có một cặp duy nhất có số phụ âm câu bát bằng số nguyên âm trong cả cặp và câu lục thì có số nguyên âm tối thiểu, nghĩa là mỗi từ của câu lục có đúng một nguyên âm. Đó là cặp nào ?
K43. Có một cặp duy nhất mà câu lục và câu bát có độ dài bằng nhau và câu bát thì cân bằng về số phụ âm, nguyên âm. Đó là cặp nào ?
K44. Có một cặp duy nhất mà câu lục cân bằng về số phụ âm nguyên âm và câu bát thì đa thanh. Đó là cặp nào ?
K45. Có đúng hai cặp có các tính chất: Số phụ âm của câu lục bằng số nguyên âm của câu bát và câu lục thì có số nguyên âm tối thiểu, nghĩa là mỗi từ chứa đúng một nguyên âm. Đó là hai cặp nào ?
K46. Có một cặp duy nhất có số phụ âm và số nguyên âm cân bằng nhau, và các từ của câu lục có cùng độ dài . Đó là cặp nào ?
K47. Có một cặp duy nhất có những tính chât sau: Số phụ âm câu lục bằng số nguyên âm câu bát và số phụ âm câu bát thì bằng độ dài câu lục, và cũng bằng số nguyên âm của cặp. Ngoài ra cặp này còn có tính chất là số phụ âm của cặp bằng dộ dài câu bát. Đó là cặp nào ?
K48. Có một cặp duy nhất có số phụ âm câu lục bằng số nguyên âm câu bát và số phụ âm câu bát thì lại bằng số nguyên âm câu lục và do đó cũng có số phụ âm và số nguyên âm của cặp, độ dài câu lục và câu bát cả bốn đều bằng nhau. Đó là cặp nào ?
K49. Có đúng hai cặp có số phụ âm câu lục và câu bát bằng nhau và câu lục thì có số nguyên âm tối thiểu, tức là mỗi từ có đúng một nguyên âm. Đó là hai cặp nào ?
K50. Có một cặp duy nhất có số nguyên âm ở câu lục và câu bát bằng nhau và câu bát thì có số nguyên âm tối thiểu, nghĩa là mỗi từ có đúng một nguyên âm. Đó là cặp nào ?
K51. Có một cặp duy nhất có số phụ âm của câu bát bằng số nguyên âm của câu lục và câu bát thì đa thanh. Hơn nữa, số phụ âm của cặp bằng độ dài câu lục, và số nguyên âm của cặp thì bằng độ dài câu bát. Đó là cặp nào ?
K52. Có một cặp duy nhất có câu lục cân bằng về số phụ âm nguyên âm và câu bát thì có số nguyên âm cực tiểu, nghĩa là mỗi từ có đúng một nguyên âm. Cặp đó là cặp nào ?
K53. Có một cặp duy nhất có có tất cả các tính chất sau: Số phụ âm và số nguyên âm câu lục bằng nhau và cũng bằng số nguyên âm câu bát, số nguyên âm của cặp bằng số phụ âm của câu bát và cũng bằng độ dài câu lục, và hơn nữa, số phụ âm của cặp bằng độ dài câu bát. Cặp đó là cặp nào ?
K54. Có một cặp duy nhất có câu lục đa thanh và số phụ âm của câu lục bằng số nguyên âm của câu bát, số phụ âm của cặp bằng độ dài câu bát, hơn nữa, số nguyên âm của cặp thì bằng độ dài câu lục. Đó là cặp nào ?
K55. Có một câu bát duy nhất, và cũng là câu Kiều duy nhất, vừa đa thanh vừa có số phụ âm và nguyên âm bằng nhau. Đó là câu nào ?
K56. Có một cặp duy nhất có câu bát đa thanh và đồng thời có số phụ âm câu lục, số phụ âm và nguyên âm của câu bát, cả ba số bằng nhau. Đó là cặp nào ?
K57. Có một cặp duy nhất có câu lục và câu bát dài bằng nhau trong khi câu bát có số nguyên âm tối thiểu. Đó là cặp nào ?
K58. Có một cặp duy nhất có câu bát có số nguyên âm tối thiểu bằng 8 và cũng bằng số nguyên âm của câu lục. Đó là cặp nào ?
K59. Có một cặp duy nhất có câu lục với số nguyên âm tối thiểu bằng 6 và câu bát đa thanh. Đó là cặp nào ?
K60. Có một cặp duy nhất có câu lục có số nguyên âm tối thiểu bằng 6, trong khi số phụ âm của câu bát bằng số nguyên âm của cặp. Đó là cặp nảo ?
K61. Có một cặp duy nhất có câu lục với số nguyên âm cực tiểu bằng 6 trong khi số phụ âm của câu bát bằng độ dài câu lục. Đó là cặp nảo ?
K62. Có một cặp duy nhất có số phụ âm cực đại bằng 39 và có câu lục có số nguyên âm tối tiểu bằng 6. Đó là cặp nảo ?
K63. Có một cặp duy nhất có số phụ âm của câu lục và câu bát bằng nhau và cũng bằng số nguyên âm của câu luc. Hơn nữa, số phụ âm của cặp bằng độ dài câu lục và số nguyên âm của cặp thì lại bằng độ dài câu bát. Đó là cặp nảo ?
K64. Có một cặp duy nhất có câu lục và câu bát dài bằng nhau và câu bát có tất cả các từ cùng độ dài. Đó là cặp nào ?
K65. Chỉ có một câu lục duy nhất có tất cả các từ chứa đều đặn 2 nguyên âm. Đó là câu lục nào ?
K66. Từ tiếng Việt duy nhất dài đến 7 chữ cái, là từ “nghiêng”, được dùng mấy lần trong Truyện Kiều ? Ở những câu nào ?

Thú vị là chỉ trừ câu K38, K39 và K66 là có thể có đáp án khác biệt, còn lại 63 câu hỏi trên đây đều chỉ có một đáp án duy nhất mà thôi !
Một điều tôi muốn nhấn mạnh là khi tìm kiếm và nêu ra những điều khẳng định tôi có loại bỏ một số điều nếu nó sẽ không còn đúng đối với những dị bản Kiều nào đó. Nghĩa là, những dị bản Kiều phổ biến mà tôi biết đều không đụng chạm đến những điều khẳng định, không làm cho những khẳng định đó trở thành sai.

Dấu … thể hiện một quảng trống nào đó trong câu hoặc trong cặp, mỗi dấu – thể hiện một từ ẩn. Có tất cả 7 câu lục đều có tất cả các từ gồm ba chữ cái. Cho biết (hiển thị) hai từ đầu câu, hãy đọc ra hết những câu đó:
K67. Khi tựa …,
K68. Lời con …,
K69. Mai sau …,
K70. Làm chi …,
K71. Huệ – sực…,
K72. Lại – xem …, và
K73. Rồi – bèo…
Có tất cả 4 câu bát đều có tất cả các từ gồm ba chữ cái. Cho biết (hiển thị) hai từ cuối mỗi câu, hãy đọc lên các câu bát đó:
K74. – – – – – – cho cân.
K75. – – – – – – nào đây,
K76. – – – – – – tận tay, và
K77. – – – – – – mấy gan.
Có tất cả 16 câu bát có số nguyên âm tối thiểu, tức là mỗi từ chứa đúng một nguyên âm. Cho biết (hiển thị) một, hai hoặc ba từ đầu câu, hãy đọc lên nhanh hoặc viết ra các câu bát đó:
K78 Lần …
K79. Họ …
K80. Sen vàng…
K81 Nể ….
K82. Mà lòng…
K83. Lễ …
K84. Thân nghìn …
K85. Nghe chim …
K86. Vẻ …
K87. Làm chi lỡ …và một câu khác:
K88. Làm chi …
K89. Sớm năn …
K90. Lần nghe …
K91. Sư càng …
K92. Mách …,và
K93. Vác …
Có đúng 5 cặp lục bát có số phụ âm và số nguyên âm trong câu lục bằng nhau, trong câu bát cũng bằng nhau và do đó số phụ âm và số nguyên âm trong cả cặp cũng bằng nhau. Cho biết (hiển thị) hai từ đầu tiên của mỗi cặp. Hãy đọc hoặc viết ra năm cặp đó và kiểm tra, xác minh !
K94. Đầu lòng…
K95. Ngày xuân…
K96. Chiếc thoa…
K97. Tiểu thiền…,và
K98. Khi ăn….

Những câu hỏi tiếp theo liên quan đến hành động, ý nghĩ của nhân vật Kiều, sự việc hoặc thông tin nói về nàng.
K99. Kiều làm thơ nhiều lần, nhưng khắc thơ lên thân cây thì có đúng hai lần. Lần thứ nhất dùng trâm vạch một bài thơ tứ tuyệt trên da cây. Lần hai, trong trạng thái bồi hồi nàng vạch một bài thơ cổ. Bạn hãy đọc hoặc viết ngay ra hai câu Kiều ấy !
K100. Kiều có hai biệt danh là Trạc Tuyền và – – . Hãy đọc ra đúng câu Kiều có cả hai biệt danh ấy !
K101. Câu Kiều nào nói Kiều bị vực lên ngựa ?
K102. Câu nào thể hiện Kiều cưỡi ngựa ?
K103. Kiều có hai người chồng thực sự. Đó là hai chồng nào ?
K104. Kiều có hai người chồng hờ: một người chồng không chung chăn gối còn một người chồng khác là do bị gán cho và cũng không chung sống ngày nào. Đó là hai người chồng nào ?
K105. Kiều lại còn có hai người chồng lừa đảo. Đó là hai chồng nào ?
K106. Cứ cho là Thúy Kiều và Thúy vân là một cặp song sinh, Kiều ra trước, Vân sau. Hãy đọc nhanh cặp lục bát nói lên điều đó !
Hãy đọc lên trọn vẹn hai cặp lục bát nói về hành động Kiều chạy trốn:
K107. Cùng nhau… và
K108. Cất…
Trong cảnh ngộ đau đớn, cùng đường, Kiều phải ăn cắp hai lần. Lần thứ nhất ăn cắp con dao ở trú phường. Không mở sách xem, hãy đọc lên cặp lục bát nói lên điều đó:
K109.(779-780)…
K110. Lần hai, nghĩ quanh co, Kiều lấy trộm chuông vàng khánh bạc của nhà Hoạn Thư, giắt bên mình. Hãy đọc lên 3 cặp lục bát liền nhau nói lên điều đó !
Cặp lục bát nói Kiều cùng Thúc Sinh ra hầu quan tòa, quỳ lạy:
K111. Cùng…
Cặp lục bát nói Kiều cùng Từ Hải ngồi xử án:
K112. Trướng…
K113. Hãy đọc cặp lục bát đầu tiên trong đoạn nói Thúy Kiều tắm !
Hãy đọc cặp lục bát nói Thúy kiều được vớt lên thuyền:
K114. Trên mui…
Đọc cặp lục bát nói Kiều một mình ngắm trăng:
K115. Một…
Đọc câu bát nói Kiều thấy trăng:
K116.Thấy trăng…
K117. Đọc câu bát có chữ Tóc mây !
K118. Đọc câu lục có chữ Tóc thề !
Mấy ai khi còn sống đã được lập hai bàn thờ, cúng ở hai nơi như Kiều:
K119. Đọc cặp lục bát có hai chữ trung đường ! và
K120. Đọc cặp lục bát có hai chữ Chiêu hồn nữa !
Hai lần Kiều có hành động tự sát. Hiển thị hai từ đầu, hãy đọc ra hai cặp lục bát nói lên điều đó:
K121. Sợ gan…, và
K122. Trông vời…
K123. Hãy đọc ra cặp lục bát tả vẻ đẹp cơ thể của Kiều có hai từ “trong ngọc” ở giữa câu lục.
K124. Kiều có hành động vội rủ rèm xuống rồi chạy băng qua vườn sang nhà Kim Trọng. Hãy đọc ra chính xác cặp lục bát đó !
Có một câu Hoạn thư khen tài của Kiều ở mức độ rất cao qua câu bát. Hãy đọc ra trọn câu:
K125. (1990) Nghìn vàng…
Một câu khác Hoạn Thư khen Kiều ở mức cao nhất:
K126. (1902) Giá này…
Tổng thống mỹ Bill Clinton từng lẩy kiều, mượn hình ảnh “sen tàn” và “cúc nở hoa” để nói về hình ảnh băng giá của thời quá khứ đã bắt đầu tan và thay vào đó là những cơ hội trong tương lai của quan hệ Việt-Mỹ. Bạn hãy đọc ra cặp lục bát đó:
K127. Sen tàn…
Tổng thống mỹ Brack Obama đã khiến nhiều người rất ấn tượng bằng cách lẩy hai câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Hãy đọc hoặc viết ra cặp lục bát đó:
K128. Rằng:”Trăm năm…
Còn phó Tổng thống Mỹ Joe Binden trong buổi tiệc chiêu đãi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu Việt Nam khi kết thúc bài phát biểu đã đọc hai câu thơ thuộc những câu hay nhất trong trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du để mô tả quan hệ Việt – Mỹ và chúc mừng chuyến thăm thành công tốt đẹp. Hãy đọc hoặc viết ra đầy đủ cặp lục bát đó:
K129. Trời còn…
K130. Ngày 8/3 là ngày Quốc tế phụ nữ. Như một lời tiên tri, Nguyễn Du đã nhận xét rất tổng quát về thân phận của phái đẹp một cách đầy thương cảm đúng ngay câu Kiều thứ 83. Bạn có thể viết ra được câu thứ 83 đó không ?
K131. Năm 1954, việc phải chia cắt đất nước làm hai miền Nam Bắc là điều bất đắc dĩ đối với cả hai chế độ, toàn dân cả hai miền Nam Bắc, phải chăng đã được Nguyễn Du tiên tri rõ đến đáng kinh ngạc qua nội dung của câu Kiều 1954: “Cắn răng…..” Bạn hãy đọc ra cả câu bát đó !
Ba câu tiếp theo liên quan đến số tiền nhà Vương Ông cần để chạy án và giá của Kiều khi bán mình để chuộc cha. Hãy đọc/viết ra đầy đủ những câu đó:
K132. Tính – – – – -,
Có ba trăm lạng – – – -.
K133. Cò – – – – -,
– – – – – ngoài bốn trăm.
K134. Hẳn ba trăm – – – ,
– – – vốn – – – -.
Trong ba câu trên có hai con số khác nhau là 300 và 400. Do đó, nhiều người cho rằng Nguyễn Du đã nhầm lẫn. Bạn có cho là như vậy không ? Tôi thì không nghĩ như vậy. Không có mâu thuẫn hay điều phi lý. Nguyễn Du không sai, nhưng tôi không giải thích ở đây.

Ba câu tiếp theo là đố vui thôi. Kiều tuy thông minh, tài giỏi nhưng cũng có ba lần nàng tỏ ra ngẩn ngơ, ngớ ngẩn không biết gì. Hãy đọc trọn những cặp ấy:
K135. Nàng – ngơ ngẩn – sao,
Trạc Tuyền nghe …
K136. Kiều – ngơ ngẩn – gì,
Cứ lời…
K137. Còn đang… ngẩn ngơ,
Mái …
Có đúng ba trường hợp hai câu Kiều chỉ khác nhau có một chữ . Hãy đọc ra những câu đó, biết rằng đó đều là những câu lục và:
K138. Một câu dùng chữ “phận”, câu khác lại dùng chữ “dạ” đều ở vị trí thứ tư của câu ?
K139. Một câu dùng chữ “Ngẫm”, câu khác lại dùng chữ “Cho” đều ở đầu câu câu ?
K140. Một câu dùng chữ “Nàng”, câu khác lại dùng chữ “Thưa” đều ở đầu câu câu ?
K141. Đố mẹo: Câu Kiều nào khác nhau một chữ ?
K142. Hãy đọc ra hai cặp lục bát liền nhau đầu tiên nói về sự xuất hiện và mô tả nhân vật Tú Bà !
Hãy đọc ra ba cặp lục bát liền nhau nói về sự xuất hiện và mô tả nhân vật Hoạn Thư:
K143. Vốn….

Truyện Kiều có đúng mười câu có hai từ “trăm năm” . Hiển thị ba từ, hãy đọc ra những câu ấy:
K144. Trăm năm biết…
K145. Trăm năm trong…
K146. Trăm năm danh…
K147. Trăm năm tính…
K148. Trăm năm để…
K149. Trăm năm tạc…
K150. Trăm năm thề…
K151. Rằng: “trăm năm…
K152. Chẳng trăm năm…
K153. Tiết trăm năm…
Có đúng hai câu có hai từ “nghìn năm”. Hiển thị hai từ, hãy đọc ra hai câu ấy là :
K154. Nghìn năm … và một câu khác là:
K155. Nghìn năm …

Trong Truyện Kiều có đúng 29 cặp lục bát cân bằng theo nghĩa câu lục và câu bát dài bằng nhau. Hiển thị một, hai hoặc ba từ đầu câu, hãy đọc ra đầy đủ các cặp lục bát đó:

K156. Chàng Vương…
K157. Tấc gang…
K158. Tiếng Kiều…
K159. Nàng – : “khoảng…
K160. Trong khi…
K161. Gieo …
K162. Muôn …
K163. Giá đành…
K164. Đem người…
K165. Mượn…
K166. Nghe lời… Chú ý có một số cặp bắt đầu bằng “Nghe lời” nhưng chỉ có một cặp phù hợp đáp án ! Ở những câu hỏi khác cũng cần chú ý điều tương tự.
K167. Người về…
K168. Trong ngoài…
K169. Tẩy…
K170. Hoàng…
K171. Lỡ làng…
K172. Bao nhiêu…
K173. Nghiêm…
K174. Gấm…
K175.Nàng rằng:”Thiên…
K176.Nhớ ngày…
K177. Nàng rằng…
Lời…
K178. Sao bằng…
K179. Quan quân…
Ù ù… (Theo một số bản Kiều khác, không dùng chữ Ù ù thì câu này sẽ không có đáp án nào).
K180. Kiệu hoa…
K181. Thương thay…
K182. Trong vòng…
K183. Chung quanh… và:
K184. Trong cơ…
K185. Có ba câu lục trong phần đoàn viên ở cuối Truyện Kiều, đều là lời của Kim Trọng và đều bắt đầu bằng “Chàng rằng”. Hãy đọc lên ba câu đó :
Câu 3083: Chàng rằng:” – – – -,
Câu …: Chàng rằng:”Khéo – – -, và
Câu 3165. Chàng rằng:”Gắn- – -,
K186. Chén hà…,
Dải là hương…
Đến đây có lẽ tôi phát hiện một “nghi án”. Tôi cứ tự hỏi hoài vì sao bậc thầy dùng chữ Nguyễn Du lại dùng từ “lộn” ít phổ thông hay phổ biến hơn so với các từ có thể dùng vào chỗ đó là các từ: quyện, đượm, đậm, độn hay cùng lắm là từ trộn, đều có khía cạnh hay hơn từ lộn. Vì thế, tôi cho rằng Nguyễn Du đã cố ý chọn chữ “lộn” và ngụ ý dùng cách nói lái ba từ theo cách nói lái miền Trung nhằm đặc tả mùi hương lạ ở vùng kín của mỹ nhân là Thúy Kiều !

Cho biết hai từ đầu câu, hãy đọc hoặc viết ra 7 cặp lục bát thuộc loại hay nhất trong Truyện Kiều:
K187. Một cung…
K188. Long lanh…
K189. Dặm khuya…
K190. Đau lòng… và một câu khác:
K191. Đau lòng…
K192. Biết thân… và một câu khác:
K193. Biết thân…

K194. Hãy đọc ra ba cặp lục bát liền nhau, nói về sự xuất hiện và mô tả Kim Trọng !
K195. Hãy đọc ra cặp lục bát nói lên sự xuất hiện của Thúc Sinh !
K196. Hãy đọc ra 2 cặp liền nhau nói lên sự xuất hiện và mô tả Từ Hải !

Chỉ cho biết một từ và vị trí trong câu cũng đã xác định câu. Hãy đọc ra câu Kiều đó:
K197. – – đố – – – – -.
Chỉ cho biết một từ cũng đã xác định câu. Hãy đọc ra câu Kiều đó:
K198. Đọc câu có từ “áy”!
K199. Đọc câu có từ “đò”!
K200. Đọc câu có từ “Điếc”!

Với bài viết này, tôi hy vọng giúp cho những người yêu thích Truyện Kiều muốn tìm hiểu thêm tác phẩm. Đặc biệt, những ai đang luyện tập để tham gia cuộc thi độc giả thuộc Kiều nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày mất của Nguyễn Du, có thể dựa vào 200 câu hỏi, đố này mà kiểm tra lại mình đã thực sự thuộc Kiều hay chưa? Theo tôi, nếu bạn trả lời được nhanh khoảng 60% những câu hỏi này mà không phải mở sách tìm thì là đã khá ổn.
Hiện nay có rất nhiều nhóm bạn yêu Truyện Kiều và các thành viên của các chi Hội Kiều khắp cả nước thường xuyên có những buổi gặp gỡ, sinh hoạt trao đổi và thảo luận về Kiều, ví dụ như hội Kiều Nghệ an tại thành phố Vinh. Thiết nghĩ, mỗi lần, bất kỳ ai cũng có thể chuẩn bị và tìm hiểu trước mươi câu hỏi, đố và điều khiển nhóm, hội, cùng nhau giải những câu hỏi, đố đó trong một phần buổi sinh hoạt.

Cộng Hòa Séc ngày 10/04/2020.

Nguyễn Huy Việt
Nguồn: http://hoikieuhoc.com/index.php/2020/04/26/200-cau-hoi-do-ve-kieu/?i=1

DANH MỤC

TOP XEM NHIỀU
Ngôn ngữ - Văn hóa
27876
Con số và các biện pháp tu từ trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam - Trần Thị Lam Thủy Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 25/07/2021 17:26:33
Ngôn ngữ - Văn hóa
26810
Viết đúng chính tả D và Gi Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 22/07/2021 21:30:44
Tiếng Anh
23836
Phân biệt các từ, cụm từ dễ nhầm: do – make – have – give – go – take away Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 06/09/2021 19:39:10
Tiếng Anh
18751
Phân biệt các từ, cụm từ dễ nhầm: NO – NONE – NOT Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 12/09/2021 20:01:28
Tiếng Anh
18504
Phân biệt các từ, cụm từ dễ nhầm - LACK OF – SHORTAGE OF Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 12/09/2021 18:34:25
Tiếng Việt Phổ thông
11956
Từ đa nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Trần Thị Lam Thủy Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 24/08/2021 12:03:50
Ngôn ngữ - Văn hóa
11898
Các kiểu cấu trúc thông tin của câu đơn tiếng Việt Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 24/07/2021 17:54:27
Giáo dục và PPDH
9064
Dạy học biện pháp tu từ cho học sinh tiểu học theo hướng tích hợp Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 17/04/2021 18:50:37
Ngôn ngữ - Văn hóa
5502
Đặc trưng văn hóa lúa nước của người Việt thể hiện qua tục ngữ Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 22/07/2021 18:51:50
Tiếng Việt Phổ thông
5470
Cấu tạo từ tiếng Việt - Trần Thị Lam Thủy Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 07/08/2021 16:59:08
Tiếng Việt Phổ thông
5420
Từ đồng âm và từ đa nghĩa - Trần Thị Lam Thủy Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 11/08/2021 17:46:32
Tiếng Việt Phổ thông
5408
BÀI 6 - TỪ XƯNG HÔ - Trần Thị Lam Thủy Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 02/09/2021 17:18:35
Tiếng Anh
4053
Phân biệt các từ, cụm từ dễ nhầm: NEAR – NEARLY – NEARBY Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 12/09/2021 19:51:08
Tiếng Việt Phổ thông
3267
Bài 8 - Từ ngữ trong khẩu ngữ - Trần Thị Lam Thủy Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 06/09/2021 21:07:02
Tiếng Việt Phổ thông
3010
Từ trái nghĩa - Trần Thị Lam Thủy Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 11/08/2021 17:39:45
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT MỸ

Quyết định thành lập số 18-51/QĐ/VAYSE-VPNB ngày 12/07/2018 của Trung ương Hội Trí Thức Khoa Học Và Công Nghệ trẻ Việt Nam.

Giấy CNĐKHĐ: A-1953 cấp ngày 31/07/2018 tại Bộ Khoa học và Công nghệ

Địa chỉ: 94/44 Lưu Chí Hiếu, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0903328995

Email: info@vmied.edu.vn

Mạng xã hội
Đăng Ký Tư Vấn Qua Zalo