Bàn về con số Một - Trần Thị Lam Thủy
BÀN VỀ CON SỐ MỘT
Trần Thị Lam Thủy
Đặt vấn đề
Có lẽ từ khi hệ số đếm ra đời thì con người cũng đã có những ý niệm về con số.
Dần dần dãy số tự nhiên càng phát triển thì các con số càng tham gia vào đời sống con người một cách hữu ích. Nó trở thành một lớp từ riêng biệt, có khả năng kết hợp và có chức năng ngữ pháp đặc thù. Chúng ta gọi lớp từ này là sô' từ.
Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu, định nghĩa về số từ: Đỗ Hữu Châu (1962), Nguyễn Kim Thản (1963), Nguyễn Anh Quế (1976), Hữu Quỳnh (1980), Nguyễn Tài cẩn (1999), Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1999), Lê Biên (1998), Đỗ Thị Kim Liên (1999), Nguyễn Minh Thuyết (2002), v.v. Đa số các tác giả đều thống nhất cho rằng: Số từ là những từ biểu thị ý nghĩa số lượng với hai chức năng chính là chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
Khi tìm hiểu sự hoạt động của các con số trong đời sống con người, đặc biệt trong các văn bản nghệ thuật, có thể nhận thấy: Về ý nghĩa, con số không dừng lại chỉ biểu thị ý nghĩa số lượng, thứ tự của sự vật mà còn có khả năng biểu trưng cho nhiều ý nghĩa khác nhau (nghĩa chuyển).
Về mặt ngữ pháp, các con số có vị trí, khả năng kết hợp hết sức linh hoạt, phong phú, có thể đảm nhiệm nhiều chức năng ngữ pháp trong câu.
Trong tất cả các con số cụ thể từ 1 đến 9 và các số lớn hơn, bên cạnh những đặc điểm chung về ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp, mỗi con số lại có những nét đặc thù. Chẳng hạn, số 1 có những nét đặc thù so với số 2, Số 3; số 3 có những nét đặc thù so với số 4, số 5 ...
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ bàn đến số l(một), bởi đây là số đầu tiên trong dãy số tự nhiên.
- Nhận xét chung