Bàn về vấn đề di sản văn hóa và việc bảo tồn các di sản văn hóa trong thời kì hội nhập - Trần Thị Lam Thủy
BÀN VỀ VẤN ĐỀ DI SẢN VĂN HÓA VÀ VIỆC BẢO TỒN
CÁC DI SẢN VĂN HÓA TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP
(Xét trường hợp di sản văn hóa phi vật thế Ví, Giặm xứ Nghệ)
Trần Thị Lam Thủy
Đặt vấn đề
Quản lý và khai thác di sản văn hóa trong thời kì hội nhập đang là một trong những vấn đề có nhiều ý kiến “trái chiều” hiện nay - dậc biệt đối với di sản văn hóa phi vật thể. Nguyên nhân của hiện tượng trái chiều này có điểm xuất phát từ cách trả lời của chúng ta đối vói những câu hỏi dưới đây:
(1) Thế nào là di sản văn hóa phi vật thể? Đối tượng đó (đối tượng cụ thể mà chúng ta nói tới) có phải là di sản văn hóa phi vật thể không?
(2) Giá trị của di sản đó trong thời đại hiện nay là gì?
(3) Chúng ta muốn gì và cần gì ở di sản đó?
(4) Làm thế nào để bảo tồn và khai thác di sản đó hiệu quả trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay?
Nếu tất cả chúng ta cùng có thể tìm thấy câu trà lời chính xác thì có lẽ sẽ tạo ra được sự đồng thuận trong việc bảo tồn và khai thác các giá trị của di sản văn hóa dù trong bất cứ thời đại nào.
Năm 2003, tại Khóa họp thứ 32 Đại hội đồng UNESCO đã thông qua Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể. Việc thông qua Công ước này trở thành một mốc quan trọng trong sự phát triển của các chính sách quốc tế nhằm thúc đẩy sự đa dạng văn hóa. Cũng từ đó đến nay, Việt Nam đã có 10 di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại. Trong đó có di sản Ví, Giặm xứ Nghệ - di sản thứ 9 được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.