BÀI 6 - TỪ XƯNG HÔ - Trần Thị Lam Thủy

Tiếng Việt Phổ thông
Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 5518 02/09/2021 17:18:35

BÀI 6

TỪ XƯNG HÔ

Tác giả: Trần Thị Lam Thủy

Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn từ trang này

 1. Khái niệm và phân loại

Từ xưng hô là những từ được sử dụng để xưng - gọi trong quá trình giao tiếp (xưng: tự trỏ mình; hô: gọi người đối thoại). Cách xưng hô của người Việt rất phong phú, đa dạng, thay đổi linh hoạt theo ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp. Vì vậy, từ ngữ sử dụng cho xưng hô cũng rất phong phú. Tổng hợp lại, có các loại từ ngữ sau:

Bảng 1 – Phân loại từ xưng hô trong tiếng Việt

TT

Từ xưng

Từ gọi

1

- Đại từ nhân xưng

- Đại từ nhân xưng

2

- Danh từ chỉ quan hệ thân tộc

- Danh từ chỉ quan hệ thân tộc

3

- Danh ngữ xác định

- Danh ngữ xác định

4

 

- Danh ngữ chức danh

5

- Tên riêng

- Tên riêng

 

2. Các loại từ xưng hô trong tiếng Việt

2.1. Đại từ nhân xưng

          Trong tiếng Việt, đại từ nhân xưng được phân chia theo các ngôi như sau:

Bảng 2 - Đại từ nhân xưng tiếng Việt

Ngôi

Số ít

Số nhiều

Ngôi thứ nhất

tôi, tao, tớ, mình…

chúng tôi, chúng tao, chúng/bọn tớ, chúng mình…

Ngôi thứ hai

anh, chị, cậu, mày…

các anh, các chị, các cậu…

Ngôi thứ ba

nó, hắn, anh/chị/cậu ấy…

chúng nó, bọn hắn, họ…

 Ví dụ:

- Khi nào tôi hô thì kéo nhá! (Nguyễn Đình Tú, Chuông ngân cửa Phủ)

- Kiên, tao hạ lệnh cho mày giết tao mau. (Bảo Ninh, Thân phận của tình yêu).

2.2. Danh từ chỉ quan hệ thân tộc

Số lượng danh từ chỉ quan hệ thân tộc (DTTT) trong tiếng Việt không nhiều, và đều là từ đơn tiết (bác, chú, cậu, cô, anh, em, ông, bà, cháu…). Ngữ nghĩa của DTTT trước hết để chỉ quan hệ huyết thống trong gia đình. Tuy nhiên, với truyền thống văn hóa trọng tình, luôn muốn thể hiện mối quan hệ thân tình với người giao tiếp như người nhà, người Việt rất ưa dùng lớp từ này.

 Ví dụ:

- Hồng, lại đây cậu bảo. (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

- Cháu là con nhà ai? (Sơn Tùng, Búp sen xanh)

- Bác làm ơn cho cháu hỏi đường về thôn Đoài ạ.

2.3. Danh ngữ xác định

Ví dụ:

- Kẻ nhà quê này không bao giờ bán bạn cả. Ông anh cứ yên tâm đi!

- Cậu thằng Hồng vẫn còn thức đấy ư? (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

2.4. Danh ngữ chức danh

Danh từ chỉ chức danh chỉ dùng để hô gọi (ngôi thứ 2) chứ không dùng để xưng (ngôi thứ nhất). Ví dụ:

- Thưa bác sĩ!

- Thưa giám đốc

- Báo cáo chủ tịch!

2.5. Tên riêng

- Bỗng thằng Sặt ngủ giường bên khóc thét lên:

– Bắt đền bu đấy nào (...) Chúng nó cứ chế Sặt đấy nào!

(Kim Lân, Thượng tướng Trần Quang Khải – Trạng Vật, TTVHVN, tr. 430)

- Hồng, lại đây cậu bảo. (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Qua cách gọi của một người nào đó đối với người đối diện hoặc người được nói tới chúng ta biết được thái độ, tình cảm của người nói như thế nào đối với người kia. Nếu nghệ thuật lấy đối tượng phản ánh là con người làm trung tâm thì vốn từ xưng gọi luôn luôn là những chứng cứ đáng tin cậy để chúng ta có thể giải mã văn bản nghệ thuật.

          Xét về mặt phong cách các từ xưng hô nói trên thuộc các nhóm sau: trang trọng; trung hòa; thân mật, suồng sã; thô tục, khinh thường. Ví dụ, khi con người được xưng hô theo danh từ thân tộc thì cá nhân đó bao giờ cũng là con người chức năng hay bị ràng buộc bởi những thiết chế xã hội mang tính văn hóa truyền thống. Đó là những con người bị bó buộc trong bổn phận (một ông già cũng có thể phải gọi một cậu bé bằng anh) và luôn phục tùng hoàn cảnh cho dù có lúc họ cũng cố gắng chống lại nó nhưng cuối cùng cũng đành bất lực trước thực tại đã trở thành lề, nếp của những hoàn cảnh văn hoá – xã hội cụ thể.

          Từ xưng hô với các cách xưng hô nhiều hình nhiều vẻ của tiếng Việt đã đáp ứng những yêu cầu tế nhị của giao tiếp xã hội phức tạp. Trong các hoạt động giao tiếp, sự thay đổi các cách xưng hô và các cặp từ hô ứng có giá trị đặc biệt quan trọng.

3. Một số lưu ý về quy tắc xưng hô của người Việt

- Người Việt coi trọng tính lịch sự trong xưng hô.

- Cách xưng hô của người Việt phân biệt sự khác nhau về vai vế và tuổi tác.

- Phương châm xưng hô “xưng khiêm hô tôn”. Xưng hô khiêm nhường là nét đặc thù trong văn hóa giao tiếp của người Việt.

- Một xu hướng đặc biệt của người Việt trong xưng hô là còn mang tính chất “gia đình hoá”.

 Bởi vậy, là một người Việt, cần nắm được những quy tắc này để "lựa lời" trong khi giao tiếp - nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất - tạo được các mối quan hệ với người giao tiếp tốt hơn khi sử dụng đúng cách xưng hô.

 

Mọi trao đổi về chuyên môn, vui lòng liên hệ tới: TS. Trần Thị Lam Thủy, Email: dr.lamthuytran@gmail.com 

DANH MỤC

TOP XEM NHIỀU
Ngôn ngữ - Văn hóa
28241
Con số và các biện pháp tu từ trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam - Trần Thị Lam Thủy Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 25/07/2021 17:26:33
Ngôn ngữ - Văn hóa
26965
Viết đúng chính tả D và Gi Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 22/07/2021 21:30:44
Tiếng Anh
24005
Phân biệt các từ, cụm từ dễ nhầm: do – make – have – give – go – take away Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 06/09/2021 19:39:10
Tiếng Anh
18869
Phân biệt các từ, cụm từ dễ nhầm: NO – NONE – NOT Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 12/09/2021 20:01:28
Tiếng Anh
18650
Phân biệt các từ, cụm từ dễ nhầm - LACK OF – SHORTAGE OF Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 12/09/2021 18:34:25
Tiếng Việt Phổ thông
12218
Từ đa nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Trần Thị Lam Thủy Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 24/08/2021 12:03:50
Ngôn ngữ - Văn hóa
12052
Các kiểu cấu trúc thông tin của câu đơn tiếng Việt Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 24/07/2021 17:54:27
Giáo dục và PPDH
9176
Dạy học biện pháp tu từ cho học sinh tiểu học theo hướng tích hợp Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 17/04/2021 18:50:37
Tiếng Việt Phổ thông
6137
Từ đồng âm và từ đa nghĩa - Trần Thị Lam Thủy Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 11/08/2021 17:46:32
Ngôn ngữ - Văn hóa
5632
Đặc trưng văn hóa lúa nước của người Việt thể hiện qua tục ngữ Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 22/07/2021 18:51:50
Tiếng Việt Phổ thông
5599
Cấu tạo từ tiếng Việt - Trần Thị Lam Thủy Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 07/08/2021 16:59:08
Tiếng Việt Phổ thông
5518
BÀI 6 - TỪ XƯNG HÔ - Trần Thị Lam Thủy Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 02/09/2021 17:18:35
Tiếng Anh
4172
Phân biệt các từ, cụm từ dễ nhầm: NEAR – NEARLY – NEARBY Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 12/09/2021 19:51:08
Tiếng Việt Phổ thông
3345
Bài 8 - Từ ngữ trong khẩu ngữ - Trần Thị Lam Thủy Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 06/09/2021 21:07:02
Tiếng Việt Phổ thông
3207
Từ cũ và từ Hán Việt - Trần Thị Lam Thủy Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 05/09/2021 12:05:39
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT MỸ

Quyết định thành lập số 18-51/QĐ/VAYSE-VPNB ngày 12/07/2018 của Trung ương Hội Trí Thức Khoa Học Và Công Nghệ trẻ Việt Nam.

Giấy CNĐKHĐ: A-1953 cấp ngày 31/07/2018 tại Bộ Khoa học và Công nghệ

Địa chỉ: 94/44 Lưu Chí Hiếu, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0903328995

Email: info@vmied.edu.vn

Mạng xã hội
Đăng Ký Tư Vấn Qua Zalo