Bài 8 - Từ ngữ trong khẩu ngữ - Trần Thị Lam Thủy

Tiếng Việt Phổ thông
Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 3262 06/09/2021 21:07:02

BÀI 8

TỪ NGỮ TRONG KHẨU NGỮ

Tác giả: Trần Thị Lam Thủy

Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn từ trang này

  1. Khái niệm

Từ ngữ trong khẩu ngữ là thuật ngữ chỉ lớp từ ngữ chuyên dùng trong phong cách sinh hoạt. Đây là bộ phận từ ngữ quen thuộc, gần gũi với người bản ngữ, được sử dụng thường xuyên trong lời nói sinh hoạt hằng ngày. Ví dụ: tụi bây, bọn nó, xấu hoắc, (đẹp) mê li, gà bài, cắm sổ, nghe thiên hạ đồn, ối làng nước ơi, trời đất quỷ thần ơi, thấp như vịt, nhát như thỏ đế, cháy nhà ra mặt chuột, v.v.

  1. Đặc điểm phong cách từ khẩu ngữ

+ Màu sắc biểu cảm đậm nét, thường là màu sắc biểu cảm âm tính (chê bai, mỉa mai, khinh thị, cười nhạo…)

+ Mang đậm sắc thái đánh giá chủ quan của người nói

+ Cụ thể, hình ảnh

+ Có nhiều kiểu cấu tạo từ (ngữ) rất tự nhiên, vượt ra ngoài những quy tắc logic thông thường.

Ví dụ: xưa như củ tỏi (xưa như củ tó), đẹp mê ly rụng rời lá hẹ, nói một câu xanh rờn, chuyện nhỏ như con thỏ, ngất ngây con gà tây, cô ấy hơi bị hấp dẫn, ăn mặc hơi bị sành điệu, xinh tởm, đẹp dã man, đẹp tàn bạo, đẹp vũ trụ ngả nghiêng thiên nhiên điên đảo, v.v.

  1. Các kiểu loại từ khẩu ngữ

- Từ tượng hình

Phong cách khẩu ngữ dùng nhiều từ tượng hình, phục vụ cho nhu cầu miêu tả hình ảnh. Ví dụ: mồm miệng nhồm nhoàm, chối ngoen ngoẻn, lớn tồng ngồng, người sồ sề, no phễnh bụng, v.v.

- Từ láy đôi biểu thị ý nghĩa khái quát (chức năng như từ đơn hoặc từ ghép đẳng lập trong ngôn ngữ đa phong cách). Ví dụ: lá lẩu đầy sân, hàng họ bán không chạy, chẳng hay ho gì cả, nói móc máy người khác, suốt ngày kêu rêu, v.v.

- Từ láy ba, láy tư

Gần như là công cụ riêng của phong cách khẩu ngữ, phục vụ cho nhu cầu diễn đạt thiên về biểu thị mức độ cao để nhấn mạnh, khoa trương. Ví dụ: người gì mà bé tí tì ti, nói sát sàn sạt, chưa gì đã hí ha hí hửng, nhấp nha nhấp nhổm đòi về, v.v.

- Từ ghép “dư” có số lượng rất lớn dùng để biểu thị ý nghĩa khái quát và phủ định. Ví dụ: dấu má, trò trống, mặt mũi, thuế má, ban bệ, chạy chọt, viết lách, hôn hít, đẻ đái, hóng hớt, gái gú, điếc đát, v.v.

- Từ ghép chính phụ, biểu thị mức độ cao có số lượng lớn, diễn tả tính chủ quan và sự cường điệu, gây ấn tượng của phong cách khẩu ngữ. Ví dụ: chậm rì, dài thòng, lùn tẹt (xịt), vàng khé, đỏ hoét, nhạt hoét, tối hù, cạn ngắc, dơ cảy, dày cui, v.v.

- Từ rút gọn. Ví dụ: nhà hắn vất lắm (vất vả lắm), chưa làm bài kiểm (kiểm tra), được xã thanh (thanh toán) cho mấy triệu, v.v.

- Từ tách rời ra và chen thêm những yếu tố khác vào. Ví dụ: học hành → học với hành, học với chả hành; chồng con → chồng với con, chồng với chả con, v.v.

- Từ lặp và láy lại. Ví dụ: đàn ông → đàn ông đàn ang; con gái → con gái con gứa, v.v.

- Từ chuyển nghĩa rất phong phú về số lượng và dạng thức. Ví dụ: Nó hay lép bép, đồ dài lưng, nuôi tốn cơm, gia đình nó hoàn cảnh lắm, thằng đó chúa làm biếng, giận sôi cả gan, giờ mới vác mặt về ăn cơm, v.v.

- Từ ngữ có sắc thái đánh giá cực đại. Ví dụ: lo thắt ruột, chờ đỏ mắt, đánh sặc tiết, chạy bở hơi tai, chẻ xác ra, no đòn, cứng họng, (tức) sôi máu, (giận) tím mặt, v.v.

- Các quán ngữ, thành ngữ để đưa đẩy, rào đón. Ví dụ: của đáng tội, có đời thuở nhà ai, nói mạn phép, nói khí không phải, thì đã đành là vậy, nó chết một nỗi (một cái) là, đánh đùng một cái, v.v.

- iếc hóa: làm liếc, học hiếc, đi điếc, công kiếc, v.v.

Từ khẩu ngữ là bộ phận từ vựng quan trọng của hình thức giao tiếp trực tiếp bằng lời trong hoàn cảnh tự nhiên và là nguồn mạch sinh sôi nảy nở cho những sáng tạo từ ngữ văn chương, nhằm tạo cho tác phẩm có tính chân thực, gần gũi với cuộc sống thực tế và tạo ra hiệu quả biểu cảm cao. Ví dụ khẩu ngữ trong thơ lục bát Nguyễn Duy:

Giọt rơi hơi bị trong veo

Mất đi hơi bị vòng vèo lôi thôi

Chân mây hơi bị cuối trời

Em hơi bị đẹp anh hơi bị ngầu

Ngu ngơ hơi bị ấm đầu

Ngù ngờ hơi bị ngu lâu tàn đời

Thần kinh hơi bị rối bời

Người hơi bị ngợm ta hơi bị người

(Chạnh lòng)

  1. Sử dụng từ khẩu ngữ

          Như đã biết về phong cách của từ ngữ trong khẩu ngữ, tuy linh hoạt và thông dụng song lại không phải là lớp từ có màu sắc tích cực, lịch sự. Vì vậy, kể cả trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta vẫn nên hạn chế sử dụng lớp từ này. đặc biệt là những từ mang sắc thái châm biếm, mỉa mai như iếc hóa (học hiếc, rửa riếc), láy và lặp lại (con gái con gứa), chen các yếu tố vào giữa từ (học với chả hành, làm hơi bị dối) … đều có thể mang lại cảm xúc tiêu cực cho người nghe hoặc người bị đánh giá.

 

DANH MỤC

TOP XEM NHIỀU
Ngôn ngữ - Văn hóa
27867
Con số và các biện pháp tu từ trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam - Trần Thị Lam Thủy Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 25/07/2021 17:26:33
Ngôn ngữ - Văn hóa
26806
Viết đúng chính tả D và Gi Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 22/07/2021 21:30:44
Tiếng Anh
23830
Phân biệt các từ, cụm từ dễ nhầm: do – make – have – give – go – take away Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 06/09/2021 19:39:10
Tiếng Anh
18746
Phân biệt các từ, cụm từ dễ nhầm: NO – NONE – NOT Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 12/09/2021 20:01:28
Tiếng Anh
18501
Phân biệt các từ, cụm từ dễ nhầm - LACK OF – SHORTAGE OF Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 12/09/2021 18:34:25
Tiếng Việt Phổ thông
11932
Từ đa nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Trần Thị Lam Thủy Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 24/08/2021 12:03:50
Ngôn ngữ - Văn hóa
11892
Các kiểu cấu trúc thông tin của câu đơn tiếng Việt Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 24/07/2021 17:54:27
Giáo dục và PPDH
9059
Dạy học biện pháp tu từ cho học sinh tiểu học theo hướng tích hợp Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 17/04/2021 18:50:37
Ngôn ngữ - Văn hóa
5497
Đặc trưng văn hóa lúa nước của người Việt thể hiện qua tục ngữ Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 22/07/2021 18:51:50
Tiếng Việt Phổ thông
5462
Cấu tạo từ tiếng Việt - Trần Thị Lam Thủy Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 07/08/2021 16:59:08
Tiếng Việt Phổ thông
5402
BÀI 6 - TỪ XƯNG HÔ - Trần Thị Lam Thủy Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 02/09/2021 17:18:35
Tiếng Việt Phổ thông
5398
Từ đồng âm và từ đa nghĩa - Trần Thị Lam Thủy Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 11/08/2021 17:46:32
Tiếng Anh
4051
Phân biệt các từ, cụm từ dễ nhầm: NEAR – NEARLY – NEARBY Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 12/09/2021 19:51:08
Tiếng Việt Phổ thông
3262
Bài 8 - Từ ngữ trong khẩu ngữ - Trần Thị Lam Thủy Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 06/09/2021 21:07:02
Tiếng Việt Phổ thông
2999
Từ trái nghĩa - Trần Thị Lam Thủy Tác giả: Dr Lam Thủy Trần 11/08/2021 17:39:45
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT MỸ

Quyết định thành lập số 18-51/QĐ/VAYSE-VPNB ngày 12/07/2018 của Trung ương Hội Trí Thức Khoa Học Và Công Nghệ trẻ Việt Nam.

Giấy CNĐKHĐ: A-1953 cấp ngày 31/07/2018 tại Bộ Khoa học và Công nghệ

Địa chỉ: 94/44 Lưu Chí Hiếu, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0903328995

Email: info@vmied.edu.vn

Mạng xã hội
Đăng Ký Tư Vấn Qua Zalo